Bộ Y tế lên tiếng về ca nghi nhiễm COVID-19 trong cộng đồng ở Đà Nẵng

Cách đây ít phút, Bộ Y tế đã có thông tin ban đầu về trường hợp nghi nhiễm COVID-19 tại Đà Nẵng. Kết quả xét nghiệm của hơn 100 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được công bố.

Theo đó, Bộ Y tế đã nhận được báo cáo của Sở Y tế Đà Nẵng. Trong đó, báo cáo nêu rõ bệnh nhân nam 57 tuổi, sống tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Trong một tháng gần đây, bệnh nhân chỉ ở thành phố Đà Nẵng, không đi ra ngoài hàng ngày ít đi xã khỏi khu vực lưu trú, chỉ ở nhà trông cháu ngoại, giao tiếp với hàng xóm xung quanh, không tiếp xúc với người lạ.

Ngày 20/7, bệnh nhân sốt, ho, đàm nhiều nên đến khám tại Bệnh viện C Đà Nẵng lúc 8 giờ 25 phút và nghi mắc COVID-19.

bo-y-te-len-tieng-ve-ca-nghi-nhiem-covid-19-trong-cong-dong-o-da-nang

Bệnh viện C Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông

Ngay sau khi nhận được thông tin về trường hợp nghi ngờ nêu trên, Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế thành phố Đà Nẵng chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng (CDC) phối hợp với Bệnh viện C Đà Nẵng tiến hành giám sát và lấy mẫu xét nghiệm. 

Kết quả xét nghiệm sàng lọc lần 1 ngày 23/7 bằng phương pháp RT-PCR cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, chiều cùng ngày tiếp tục lấy mẫu lần 2 cũng cho kết quả dương tính. 

Đà Nẵng tiếp tục lấy mẫu chuyển đi Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để khẳng định.

Sở Y tế cũng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm ngay trong đêm các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân tại Bệnh viện C, Bệnh viện Đà Nẵng, gia đình bệnh nhân, con gái bệnh nhân và mẹ bệnh nhân. Kết quả đã lấy 102 mẫu xét nghiệm đều âm tính với SARS-CoV-2.

Sở Y tế cũng đã chỉ đạo các đơn vị tiến hành các biện pháp điều tra dịch tễ, xác định các đối tượng tiếp xúc gần, tiến hành cách ly, khoanh vùng địa bàn và các đối tượng

"Khi có kết quả xét nghiệm khẳng định, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 sẽ thông tin ngay" - đại diện Bộ Y tế cho hay.

Võ Thu

Theo GiaDinh

----

Xem thêm:

Tiết lộ về nhóm y bác sĩ và chuyến bay "đậm đặc virus" đón 120 người Việt mắc COVID-19 ở châu Phi về nước

Nhiều tình huống được bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư tính toán kỹ cho chuyến bay đặc biệt đón hơn 200 người Việt, trong đó có khoảng 120 bệnh nhân COVID-19 về nước vào ngày 28/7 tới.

Cuối giờ chiều 23/7, TS Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, Bệnh viện đã và đang chuẩn bị đầy đủ mọi công đoạn cho chuyến bay đón người lao động Việt Nam mắc COVID-19 tại Guinea Xích đạo sắp tới, dự kiến sẽ bay vào ngày 28/7.

Theo đó bệnh viện cử 2 bác sĩ và 2 điều dưỡng làm việc tại Khoa Cấp cứu mang theo 2 máy thở, máy monitor theo dõi, quần áo phòng hộ và các thiết bị y tế khác đi trên chuyến bay đón công nhân về nước.

"4 nam cán bộ y tế này là những người đã tham gia trực tiếp, rất có kinh nghiệm trong tiếp nhận, điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thời gian qua" - BSCK2 Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu nói thêm với PV Báo Gia đình & Xã hội.

Chuyến bay thẳng (chiều đi dự kiến sẽ kéo dài 12 tiếng, chiều về dự kiến 15 tiếng) đón khoảng 250 công nhân Việt Nam ở Guinea Xích đạo về nước, trong đó có khoảng 120 bệnh nhân đang mắc COVID-19.

Ngoài ra, có một số trường hợp được xác định đã khỏi bệnh, những người khác đều âm tính. Theo kế hoạch, nhà chức trách sẽ kiểm tra thêm một lần nữa sức khoẻ của nhóm người lao động này ở mặt đất một lần nữa để đảm bảo những yêu cầu tối thiểu khi di chuyển chặng đường dài trên chuyến bay này.

BS Cấp cũng cho rằng, hầu hết các bệnh nhân đang có diễn tiến ổn định, tuy nhiên việc đón một đoàn hơn 200 người với số lượng lớn bệnh nhân mắc COVID-19 lại đi trên một máy bay có diện tích hạn chế là vấn đề khó khăn.

Nhiều tình huống đã được nhóm các bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đặt ra, tính toán kỹ càng.

tiet-lo-ve-nhom-y-bac-si-va-chuyen-bay-dam-dac-virus-don-120-nguoi-viet-mac-covid-19-o-chau-phi-ve-nuoc

Những tình huống này có thể liên quan đến việc thay đổi áp suất, oxy, không khí... ảnh hưởng tới diễn tiến sức khoẻ của nhóm người lao động để phối hợp với hãng hàng không và các đơn vị, nhằm chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị khám chữa bệnh, phòng bệnh... đảm bảo mức an toàn tối đa.

"Phải chuẩn bị các tình huống phòng việc có những bệnh nhân ở mặt đất không khó thở, diễn tiến bình thường nhưng trong quá trình bay có thể khó thở hơn" - BS Cấp đề cập.

Ngoài ra, lượng bệnh nhân dương tính khá lớn kiến môi trường trong máy bay sẽ đậm đặc virus SARS-CoV-2. Lúc này phải đảm bảo hạn chế thấp nhất nguy cơ lây bệnh cho phi hành đoàn, những người chưa mắc bệnh và cả nhân viên y tế.

"Lúc này, các công việc chuẩn bị đang được gấp rút, khẩn trương tiến hành, sẵn sàng cho chuyến bay quan trọng" - BC Nguyễn Trung Cấp cho hay.

Sau khi máy bay hạ cánh tại sân bay Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), toàn bộ 250 công nhân sẽ được chuyển về Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương để cách ly, theo dõi. Những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 sẽ được điều trị tại đây.

Hiện bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên y tế để tiếp nhận lượng bệnh nhân lớn nhất từ đầu vụ đại dịch tại Việt Nam.

Trước đó, Bộ Y tế cho biết 3 công ty có người lao động và quản lý đang làm việc tại Guinea Xích Đạo thuộc Tây Phi đã gửi thông báo cho biết số ca mắc COVID-19 trong đoàn công nhân và cán bộ quản lý.

Trong số 120 bệnh nhân có 46 người có bệnh mãn tính kèm theo (là nhóm dễ có biến chứng hơn) như loét dạ dày, cao huyết áp, tim mạch, viêm phế quản. Ngoài 120 bệnh nhân COVID-19, còn 7 người phải nhập viện để theo dõi bệnh khác, 3 người bị sốt rét, 1 người trong đó vừa sốt rét vừa COVID-19.

Đến nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận, điều trị gần 200 bệnh nhân COVID-19, chiếm gần 50% tổng số ca bệnh phát hiện ở nước ta.

Theo GiaDinh

----

Xem thêm:

+Hơn 1.000 người ch.ết một ngày, Mỹ muốn hợp tác vắc xin Covid với Trung Quốc

+Chủ nhà trọ KCN giảm giá, hỗ trợ công nhân sau dịch COVID-19

+Số ca mắc COVID-19 ở Việt Nam vượt 400 người

----