Cách phân biệt nhãn lồng Hưng Yên và nhãn Trung Quốc

Thời điểm này, nhãn đầu mùa đã xuất hiện, song người tiêu dùng cần phải tinh ý để có thể mua được nhãn lồng Hưng Yên chính hiệu, tránh mua phải nhãn Trung Quốc.

Nhãn là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng từ lâu đã được du nhập vào Việt Nam và trở thành một thứ đặc sản của nước ta, đặc biệt là giống nhãn lồng Hưng Yên.

Theo Đông y Việt Nam, quả nhãn có công dụng chữa bệnh rất tốt. Ruột nhãn thường được phơi, sấy khô gọi là long nhãn, quế viên hay nguyên nhục, dùng làm vị thuốc chữa bệnh, tốt cho hệ thần kinh, tăng tuổi thọ, phòng bệnh dạ dày, cải thiện tuần hoàn máu.

Thời điểm này, nhãn đầu mùa đã xuất hiện, song người tiêu dùng cần phải tinh ý để có thể mua được nhãn lồng Hưng Yên chính hiệu, tránh mua phải nhãn Trung Quốc.

Nhãn mang lại nhiều  lợi ích cho sức khỏe của người tiêu dùng

Nhãn Trung Quốc

- Quả to, vỏ mỏng hơn, lá cũng to dày hơn lá nhãn Hưng Yên.

- Cùi cũng dày nhưng hạt to hơn nhãn lồng, vị ngọt nhạt, không thơm.

- Nhãn Trung Quốc hay dùng chất bảo quản nên mã sạch, nhạt màu, vỏ mỏng hơn, nhanh thâm, thối.

Nhãn lồng Hưng Yên

- Quả to, vỏ gai, trông dày. Mã vàng sậm hơn, tươi lâu vì được hái và vận chuyển, tiêu thụ ngay.

- Cùi nhãn dày và khô, hạt nhỏ nhưng mọng nước. Vị thơm ngọt như đường phèn. Đáy quả có hai dẻ cùi lồng xếp rất khít (khác hẳn nhãn khác).  

Cách chọn nhãn ngon

- Yên tâm nhất là mua nhãn được cắt cả cành, lá tươi, cuống xanh, cứng cáp, tỏa hương dễ chịu. Không nên mua nhãn vỏ sáng sạch, hoặc đã rụng cành. Nhớ nếm thử để tránh bị nhầm lẫn.

- Nhãn đầu mùa nên mua tại các quầy bán hoa quả quen. Giữa mùa mới nên mua ở chợ.

- Nhãn hay bám hóa chất bảo quản, côn trùng, nấm mốc, vi khuẩn, bụi... Hãy rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút trước khi ăn. Chỉ nên dùng tay tách vỏ, chú ý ngón tay không chạm cùi.

- Do nhãn vị ngọt, tính ấm nên thường gây nóng trong, khiến cơ thể mọc mụn. Đặc biệt phụ nữ có thai nên hạn chế ăn nhãn để tránh ra huyết, đau bụng, nguy hiểm hơn là động thai.

Bảo quản nhãn tươi khi vừa hái

Thời điểm này, nhãn đầu mùa đã xuất hiện, song người tiêu dùng cần phải tinh ý để có thể mua được nhãn lồng Hưng Yên chính hiệu, tránh mua phải nhãn Trung Quốc.
Bảo quản nhãn tươi đúng cách giúp nhãn tươi lâu

Sau khi thu hái quả bà con thường dùng sọt tre, nứa, thùng gỗ (đóng từng thanh) để vận chuyển đi bán, cách này có giá thành thấp nhưng tỷ lệ dập nát, thối nhũn cao. Dùng thùng các-tông có đục lỗ thoát ẩm, giá thành tuy có cao hơn loại dùng sọt tre nhưng tỷ lệ hao hụt, dập nát, thối ít hơn nhiều nên hiệu quả cuối cùng vẫn cao. 

Để giữ nhãn được lâu mà không làm mất độ tươi của vỏ quả, bà con nên bảo quản bằng cách cho vào kho lạnh hoặc có thể xử lý diệt trùng và hạn chế sự hóa nâu của vỏ quả bằng cách đốt lưu huỳnh và thổi khí SO2 vào kho mà không làm thay đổi chất lượng của quả cũng như màu sắc của vỏ quả. 

Trước khi xếp quả vào kho để bảo quản, bà con nên nhặt hết lá còn sót lại trong quá trình hái, loại bỏ những quả sâu hoặc bị sứt xát để tránh vi khuẩn lây sang những quả lành lặn. Với công nghệ này bà con có thể bảo quản được 15-16 ngày, tỷ lệ hao hụt ít, có thể vận chuyển đi xa từ các tỉnh Nam Bộ ra miền Bắc và ngược lại. 

Ngoài ra bảo quản tươi, để tiêu thụ trên thị trường dưới dạng quả tươi ngon, bà con có thể sử dụng biện pháp sấy để sơ chế, bảo quản cho bán quả khô, hay chế biến long nhãn (cùi khô) dùng làm thuốc trong đông y, rồi vải thiều sấy khô. Với cách sơ chế này sản phẩm tươi không bán hết bà con có thể sấy khô bán quanh năm. Tuy nhiên bà con hiện vẫn sấy nhiều bằng phương pháp thủ công như đốt lò than nên chất lượng sản phẩm chưa cao, không đồng đều về màu sắc, hình dạng, nên chưa đáp ứng yêu cầu thị trường cho xuất khẩu. 

Theo Thương Thương(NTD)