Công bố tăng 8,36%, thực chất giá điện tăng bao nhiêu?

Công bố tăng 8,36% giá điện nhưng hóa đơn của người dân lại tăng 50 - 70%, mức tăng đột biến này vẫn đang khiến người ta đặt câu hỏi, giá điện thực chất tăng bao nhiêu?

 Giá điện công bố tăng 8,36% nhưng thực tế lên tới 50 - 70%, đâu là nguyên nhân?

cong-bo-tang-8-36-thuc-chat-gia-dien-tang-bao-nhieu

Giá điện được công bố tăng 8,36% kể từ 20/3/2019

Theo Bộ Công thương mức giá điện mới từ ngày 20/3 chỉ tăng 8,36%. Thế nhưng hóa đơn tiền điện của nhiều hộ dân lại có mức tăng gấp rưỡi, gấp đôi so với các tháng trước.

Anh Thái Sơn (Thịnh Liệt, Hoàng Mai) bức xúc: “Suốt 7 năm qua, hóa đơn tiền điện chưa bao giờ lên quá 1 triệu. Thế nhưng trong tháng 4, giá điện lên tới  gần 2 triệu, gấp đôi nhiều tháng trước đó”.

Kể cả thêm các lý do nắng nóng, nhu cầu sử dụng máy lạnh, quạt nhiều thì mức tăng đột biến này vẫn đang khiến người ta đặt câu hỏi, giá điện thực chất tăng bao nhiêu?

Theo lý giải của ngành điện, việc tăng giá này là do thời điểm này thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao. Thêm vào đó, giá điện đã chính thức tăng 8,36% kể từ 20/3/2019.

Thế nhưng, trên báo Lao động, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, giá điện không chỉ tăng lên 8,36% như ngành điện đã tuyên bố. Cụ thể, theo chuyên gia này, trong tháng qua, nhiều hộ gia đình bất ngờ khi nhận được hóa đơn điện tăng tới 50 – 70% so với các tháng trước đó. Trên thực tế, đây là điều hoàn toàn có thể hiểu được nếu nhìn qua biểu giá điện hiện nay. 

cong-bo-tang-8-36-thuc-chat-gia-dien-tang-bao-nhieu

Biểu đồ giá điện sinh hoạt kể từ 20/3/2019. Cần chú ý vào mức tăng của giá điện từ bậc 4 (mức điện trung bình một hộ gia đình cần sử dụng).

Với 6 bậc tính giá điện hiện nay, mức thấp nhất từ 0 - 50 kWh đã tăng 8,33% so với giá cũ cũng là mức tiêu thụ chưa tới... 1 phòng ở trong một gia đình.

Thực tế sử dụng điện sinh hoạt hiện nay, một hộ gia đình 3 thành viên, mức tiêu thụ trung bình lên tới khoảng 200 – 250 kWh/tháng. Nếu tính giá điện cho một gia đình như vậy sẽ được áp dụng theo mức giá thứ 4. Lúc này giá điện đã lên tới 2.800 đồng/kWh thay vì 1.700 đồng/kWh ở mức 1 (0-50kWh).

Phân tích về điểm bất hợp lý của biểu giá điện hiện nay, chuyên gia Ngô Trí Long cho biết, chỉ có giá điện bán lẻ sinh hoạt bậc 1 (từ 0 -50kWh) và bậc 2 (từ 51-100kWh) là thấp hơn so với giá điện bán lẻ bình quân (1.864 đồng/kWh), còn lại từ bậc 3 đến bậc 6, giá điện bán lẻ lại cao hơn nhiều so với giá điện bình quân.  Như vậy, ngành điện đã tính một mức giá có lợi cho mình. Người dân dùng càng nhiều điện thì càng phải nộp nhiều tiền. Đó là chưa tính giá điện áp cho nhà trọ cho công nhân, sinh viên thuê luôn cao hơn mức tối thiểu rất nhiều.

Như vậy, bản chất của giá điện hiện đang tăng lũy kế theo nhu cầu sử dụng chứ không đơn giản chỉ tăng tỷ lệ 8,36% - mức tăng thấp nhất trong 6 mức giá điện mà ngành điện đã thu của người tiêu dùng từ cuối tháng 3 vừa qua.

Có thể thấy rằng, cho tới hiện tại, điện là một trong những mặt hàng hiếm hoi có quy định càng dùng nhiều càng chi trả cao. Và với sự bất hợp lý của biểu giá điện như hiện nay, ngành điện đang tính một mức giá có lợi cho mình nhất.

Trên thực tế, giá điện mỗi ngày một tăng cao, hóa đơn tiền điện khó kiểm soát cộng thêm tình trạng cúp điện liên miên mùa nắng nóng đang khiến người dân ngao ngán về ngành điện độc quyền này. 

 Theo GiaDinhVietNam