Giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với sức khỏe trẻ em

Một vài nghiên cứu đã cho thấy là có một mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa giáo dục và sức khỏe. Trình độ của giáo dục trong mối quan hệ với sức khỏe là đặc biệt quan trọng cho những người phụ nữ. Người ta đã phát hiện ra rằng sự giáo dục tốt hơn, đặc biệt là đối cho những người phụ nữ, có liên quan lớn đến tình trạng sức khỏe tốt hơn của những đứa trẻ. Bên cạnh đó, giáo dục cho phụ nữ có liên quan mật thiết với việc kết hôn muộn hơn và quy mô gia đình nhỏ hơn.

giao-duc-co-y-nghia-quyet-dinh-doi-voi-suc-khoe-tre-em

Các em học sinh Ấn Độ xem một chương trình truyền hình trực tiếp của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu trong Ngày Nhà giáo tại một trường công lập ở khu phố cổ tại New Delhi vào ngày 5 tháng 9 năm 2014. (Chandan Khanna/AFP/Getty Images)

Những kinh nghiệm ở một vài nước cho thấy sức mạnh của giáo dục giúp tăng mức độ dinh dưỡng của trẻ em và trạng thái sức khỏe của chúng, đặc biệt trong những người nghèo. Giáo dục là một trong những sự đầu tư hiệu quả nhất mà một đất nước có thể làm để phát triển nhanh hơn và khỏe mạnh hơn.

Thành thị Ấn Độ là một ví dụ; điều đã được tìm ra là tỷ lệ tử vong trong số những đứa trẻ của những người mẹ đã qua giáo dục là thấp hơn một nửa so với những đứa trẻ mà mẹ chúng không được giáo dục chính thức. Tại Philippines, giáo dục tiểu học cho những bà mẹ giúp giảm được nguy cơ tử vong của trẻ em còn một nữa, và giáo dục trung học giúp giảm tỷ lệ đó xuống còn một phần ba.

Nền giáo dục tốt hơn cũng vô cùng quan trọng cho những người trưởng thành. Một nghiên cứu ở nông thôn Ghana về những hành vi bảo vệ sức khỏe liên quan đến sự truyền nhiễm HIV/AIDS giữa những người trưởng thành đã cho thấy những cá nhân được giáo dục tốt hơn đã có hành vi bảo vệ sức khỏe tốt hơn, do đó giảm đi nguy cơ mắc phải sự truyền nhiễm. Những người được giáo dục tốt hơn thường sống lâu hơn, trải nghiệm được tình trạng sức khỏe tốt hơn, và thực hành những hành vi tăng cường sức khỏe thường xuyên hơn.

Như một sự trái ngược, việc thiếu đi giáo dục và sự nghèo nàn gây ra ảnh hưởng có hại đối với sức khỏe. Ví dụ, những ai không được giáo dục và sống trong cảnh nghèo khó chịu đựng thường xuyên hơn tình trạng thiếu dinh dưỡng. Kết quả là, họ có sự tăng xu hướng mắc nhiều căn bệnh, khả năng học tập thấp hơn, và tăng khả năng phơi nhiễm và dễ bị tổn thương trước các rủi ro môi trường. Trẻ em nghèo trong những gia đình không được giáo dục chính thức thường thiếu sự kích thích quan trọng đối với sự trưởng thành và phát triển.

Sự nghèo nàn không thể được xác định đơn độc bởi tình trạng thiếu thốn hoặc là thu nhập thấp. Ít hoặc không tiếp cận với những dịch vụ sức khỏe, thiếu nước sạch và sự đầy đủ dinh dưỡng, mù chữ hoặc trình độ giáo dục thấp, và một nhận thức méo mó về các quyền lợi là những yếu tố chủ yếu của sự nghèo nàn. Bên cạnh việc thiếu sự giáo dục, nghèo nàn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhất đối với sức khỏe kém, và sức khỏe kém – trong một vòng lẩn quẩn – cũng có thể dẫn đến nghèo nàn. Giáo dục là rất quan trọng để phá bỏ vòng lẩn quẩn này.

Có một sự liên kết hai chiều giữa nghèo nàn và sức khỏe. Những người nghèo dễ bị ảnh hưởng hơn bởi những hiểm họa môi trường (hệ thống vệ sinh kém, thực phẩm không tốt cho sức khỏe, vấn đề bạo lực, và những thảm họa thiên nhiên) và ít được chuẩn bị để đương đầu với chúng. Sự đau ốm làm suy giảm khả năng học tập và chất lượng cuộc sống của họ, có một tác động tiêu cực lên khả năng sản xuất, và bòn rút tiền tiết kiệm của gia đình.

Bởi vì họ cũng có ít hiểu biết về những tác động của lối sống khỏe mạnh, và họ cũng ít tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, sự nghèo nàn làm tăng nguy cơ bệnh tật và tàn tật. Người ta ước tính được rằng một phần ba trường hợp tử vong trên toàn thế giới – khoảng 18 triệu người một năm hoặc 50 ngàn người một ngày – có nguyên nhân liên quan đến sự nghèo nàn. Có hơn 1.5 tỷ người trên thế giới sống trong tình trạng vô cùng nghèo khổ. Trong số đó, 80 phần trăm sống trong những nước đang phát triển. Người nghèo có ít hoặc không có cơ hội tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục thích đáng, và không được tham gia vào các quyết định quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của họ.

Những ai sống trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ có nguy cơ chết trước 5 tuổi cao hơn gấp 5 lần, và nguy cơ chết trong khoảng từ 15 đến 59 tuổi cao hơn 2,5 lần so với những nhóm có thu nhập cao hơn. Những sự khác biệt đáng kể như vậy có thể tìm thấy trong các khía cạnh có liên quan đến mức độ tử vong ở các bà mẹ và tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Tăng thu nhập cá nhân không có nghĩa là đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt hơn. Ảnh hưởng của những yếu tố khác như giáo dục, vệ sinh môi trường, và tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe – là những thứ không thể mua được từ việc tăng thu nhập – cũng nên được cân nhắc. Người tốt nghiệp đại học có thể sống lâu hơn ít nhất thêm 5 năm so với những cá nhân chưa tốt nghiệp trung học.

Một vài chiến lược có thể được sử dụng để củng cố cơ hội tiếp cận của bà mẹ và trẻ em với giáo dục như là một cách để cải thiện tình trạng sức khỏe của họ. Ở mức độ quốc gia, cac chính phủ, đặc biệt là trong những nước đang phát triển, phải phổ cập giáo dục – bao gồm cả giáo dục dành cho các bậc cha mẹ – như là một sự ưu tiên, và cung cấp những nguồn lực và hỗ trợ cần thiết.

Các sự can thiệp nên nhắm đến những nhóm dễ bị tổn thương như là những người thu nhập thấp và sống trong những vùng biên giới thiếu các dịch vụ cơ bản. Ở cấp độ quốc tế, các tổ chức cho vay phải áp dụng các chính sách giảm nợ cho những nước sẵn sàng tăng cường nguồn lực cho giáo dục cơ bản.

Mặc dù một mục tiêu quan trọng là giảm sự mất cân bằng kinh tế để cải thiện tình trạng sức khỏe người dân, nền giáo dục tốt hơn có thể cung cấp những lợi ích đáng kể với sức khỏe của người dân, thậm chí giảm thiểu khoảng cách kinh tế giữa người giàu và người nghèo.

César Chelala, Tiến sỹ y khoa và Khoa học cơ bản (M.D, Ph.D) , là một nhà tư vấn sức khỏe cộng đồng toàn cầu cho Liên Hợp Quốc và một số cơ quan quốc tế. Ông đã  thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến sức khỏe tại 50 quốc gia trên thế giới. Ông đang sống ở New York và viết nhiều về vấn đề nhân quyền và các vấn đề trong chính sách ngoại giao, và là người nhận nhiều giải thưởng của Overseas Press Club of America, ADEPA, and Chaski, và gần đây đã nhận giải Cedar của Lebanon Gold Medal. Ông cũng là tác giả của một vài ấn phẩm chính thức của Liên Hợp Quốc về các vấn đề sức khỏe.

Các quan điểm được trình bày trong bài viết là quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.

Theo Dịch giả Nguyễn Huy (Đại kỷ nguyên)