Khaisilk bị đề nghị truy tố: Doanh nhân Hoàng Khải có thể bị xử lý thế nào?

Nếu bị truy tố tội danh buôn bán hàng giả, ông chủ của Khaisilk có thể sẽ chịu hình phạt lên đến 15 năm tù theo quy định của Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 19

Theo kết quả kiểm tra vừa công bố, Bộ Công thương kết luận Công ty TNHH Khải Đức của doanh nhân Hoàng Khải (Khaisilk) đã có 5 hành vi, vi phạm trong hoạt động sản xuất/gia công, xuất/nhập khẩu, mua bán các sản phẩm thời trang.

Đặc biệt, doanh nghiệp này có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng.

Khaisilk bị đề nghị truy tố: Doanh nhân Hoàng Khải có thể bị xử lý thế nào?

Kết quả giám định chất lượng sản phẩm dệt may đối với một số mẫu sản phẩm của Công ty cho thấy, kết quả kiểm tra khác (không có thành phần silk) so với các thông tin công bố (trên nhãn hàng hóa) về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm (“100% silk”). 

Kết quả giám định chất lượng sản phẩm dệt may đối với một số mẫu sản phẩm của Công ty cho thấy, kết quả kiểm tra khác (không có thành phần silk) so với các thông tin công bố (trên nhãn hàng hóa) về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm (“100% silk”).

Từ năm 2012 đến nay, Công ty cũng không tiến hành hoạt động sản xuất, gia công hoặc đặt gia công các sản phẩm thời trang của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước.

Công ty chủ yếu mua các thành phẩm từ các cửa hàng, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khác trên thị trường về gắn một trong ba nhãn hàng hóa “Khaisilk®”, “Khaisilk cách điệu” và “Khaisilk Made in Vietnam” để kinh doanh trên thị trường.

Từ các căn cứ kết luận kiểm tra, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, chuyển hồ sơ, vật chứng cho Cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định đối với các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Theo kết quả tra cứu từ Cục Thuế Hà Nội, Công ty TNHH Khải Đức được thành lập vào tháng 8/2002 và có trụ sở chính tại 23 Nguyễn Khắc Viện (phường Tân Phú, quận 7, TP HCM).

Tuy nhiên, từ ngày 11/8/2017, trụ sở chính của Công ty Khải Đức chuyển sang số 2 Phan Văn Chương (phường Tân Phú, quận 7, TP HCM.

Ông Hoàng Khải cũng là Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp này, nắm giữ 99% vốn điều lệ. Như vậy, đứng trên phương diện pháp luật, ông Hoàng Khải sẽ phải chịu mọi trách nhiệm nếu Công ty Khải Đức có sai phạm.

Từ kết luận của Bộ Công thương, Công ty TNHH Khải Đức có dấu hiệu mua bán hàng giả vi phạm nghiêm trọng quy định của Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Trong trường hợp cơ quan điều tra xác định hành vi của ông Khải Silk đủ yếu tố cấu thành của tội Sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định của Điều 156 Bộ luật Hình sự 1999 thì mức hình phạt có thể từ 6 tháng cho tới 5 năm tù. Đặc biệt, khung hình phạt cao nhất có thể lên đến 15 năm tù.

Khaisilk bị đề nghị truy tố: Doanh nhân Hoàng Khải có thể bị xử lý thế nào?

 Doanh nhân Hoàng Khải có thể chịu hình phạt 15 năm tù nếu bị truy tố tội Buôn bán hàng giả 

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Theo Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng văn phòng Luật sư Nguyễn Anh cho biết, trong trường hợp Khaisilk bị truy tố theo Điều 192 Bộ Luật Hình Sự 2015 và được áp dụng vào ngày 1/1/2018, thì doanh nghiệp này sẽ bị phạt từ 1 - 9 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng - 3 năm. 

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình phạt bổ sung là cấm kinh doanh trong một số lĩnh vực, cấm huy động vốn 1 - 3 năm.

Theo vtc

------------------

Xem thêm:

Choáng với Khaisilk: 'Không có lụa, chứ không phải có lụa đến từ Trung Quốc'

Liên quan đến vụ Khaisilk, Bộ Công thương đã có kết luận về thành phần lụa trong sản phẩm dệt may khiến nhiều người bất ngờ.

Theo đó, Bộ Công Thương đã công bố kết luận kết quả giám định chất lượng sản phẩm dệt may đối với một số mẫu sản phẩm của Công ty cho thấy cho kết quả kiểm tra khác (Không có thành phần silk) so với các thông tin công bố (trên nhãn hàng hóa) về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm (“100% silk”).

Choáng với Khaisilk: 'Không có lụa, chứ không phải có lụa đến từ Trung Quốc'

Việc không thành phần lụa trong sản phẩm Khaisilk khiến cho nhiều người tiêu dùng cảm thấy bất ngờ. Ảnh: Vietnammoi 

Trao đổi trên báo Tri thức trực tuyến, một thành viên thuộc đoàn kiểm tra tiết lộ rằng để đi đến kết luận về thành phần lụa, đoàn kiểm tra đã phải đấu tranh khá gay gắt với doanh nghiệp. 

Theo đó, doanh nghiệp cho rằng sản phẩm có lụa và giải thích rất nhiều các vấn đề khác với đoàn kiểm tra, nhưng kết quả giám định thì lại không như vậy.

Đoàn kiểm tra phải kiểm định kết quả một cách rõ ràng, thống kê về hóa đơn chứng từ... sau đó đối chiếu các quy định của pháp luật để chỉ rõ ra lỗi sai và vi phạm của doanh nghiệp. Từ đó mới có kết quả kiểm tra một cách rõ ràng với 5 điểm đã công bố.

Trong đó, vị này nhấn mạnh thành phần tạo nên sản phẩm Khaisilk “không có lụa, chứ không phải có lụa đến từ Trung Quốc”.

Đoàn được thành lập ngày 31/10, vài ngày sau khi doanh nhân Hoàng Khải thừa nhận việc bán hàng có nguồn gốc Trung Quốc suốt 30 năm qua. 

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp này.

Nhiệm vụ chính của đoàn kiểm tra là thanh tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thành phần Đoàn kiểm tra được cho là rất “hùng hậu” khi bao gồm đại diện của nhiều cơ quan thuộc các bộ ngành khác nhau.

Về phía Bộ Công Thương có Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường và Vụ Pháp chế. Về phía Bộ Tài chính có Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan. Bộ Khoa học và Công nghệ có Thanh tra Bộ. Bộ Công an có Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng. 

Ngoài ra còn có đại diện của Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội và TP.HCM, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng.

Theo Bộ Công Thương, các đơn vị đã chuyển hồ sơ, vật chứng cho Cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định đối với các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Theo VietQ