Loại trà giúp đánh tan mỡ thừa, làm sạch mạch máu, người Việt nên dùng thường xuyên

Loại cây có chứa hoạt chất chống oxy hóa cao, có khả năng giảm thiểu cholesterol dư thừa trên mạch máu, giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạch... đó là chè vằng.

Chè vằng có đặc điểm gì?

Chè vằng có tên khoa học Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ hoa Nhài Oleaceae. Ở Việt Nam, chè vằng còn có tên gọi khác là chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, dây vắng. 

Chè vằng mọc rải rác ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp, trung du và đồng bằng, thường lẫn với cây bụi ở ven đồi, bờ nương rẫy, quanh làng bản. Bộ phận dùng làm thuốc của chè vằng là cành lá, dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô.

loai-tra-giup-danh-tan-mo-thua-lam-sach-mach-mau-nguoi-viet-nen-dung-thuong-xuyen

Cây chè vằng là loại thảo dược đa năng với nhiều công dụng bổ ích với cơ thể. Ảnh minh họa

 

Đặc điểm của cây chè vằng: Cây nhỏ, mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, có thể vươn cao 1-1,5m và vươn dài tới 15-20m, thân và cành đều nhẵn.

Lá mọc đối, hình mũi mác. Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (bằng hột ngô). Khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc. Mùa quả chín tháng 7-10.

Chè vằng có hai loại: loại lá nhỏ gọi là vằng xẻ và loại lá to là vằng châu. Riêng vằng xẻ được dùng làm thuốc.

Chè vằng có công dụng gì với sức khỏe?

Chè vằng được coi là một loại thảo dược đa năng với nhiều công dụng bổ ích với cơ thể. Chè vằng còn có hoạt chất chống oxy hóa cao có khả năng giảm thiểu cholesterol dư thừa trên mạch máu, giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạch.

Đối với người lớn tuổi đây cũng là một loại nước có thể thay thế thức uống hàng ngày với khả năng giảm mất ngủ, kích thích sự ngon miệng, huyết áp ổn định và tuần hoàn máu tốt hơn.

Đối với người bệnh tiểu đường, chè vằng có tác dụng hỗ trợ việc điều trị hiệu quả, khi các chất có trong chè vằng có tác dụng sản sinh insulin điều chỉnh lượng đường huyết trong máu luôn ổn định.

Đối với phụ nữ sau sinh, dùng chè vằng phơi khô, nấu nước uống hằng ngày sẽ lợi sữa, thông sữa, chóng lại sức, chống thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn.

Và tác dụng gây ấn tượng nhất với chị em phụ nữ đó là tác dụng giảm cân. Cây chè vằng trở nên hiệu quả trong việc giảm cân là nhờ hoạt chất Glycozit đắng có trong đó. Điều đó làm nên hương vị đặc trưng của chè vằng.

Có thể nhiều người sẽ cảm thấy khó quen với vị đắng này nhưng chất Glycozit đắng có tác dụng kích thích vị giác, tạo sự ngon miệng, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ thừa của cơ thể. Công dụng của chè vằng có thể dễ dàng đánh tan mỡ thừa trong cơ thể nhưng không mang lại mệt mỏi hay đuối sức cho chị em.

loai-tra-giup-danh-tan-mo-thua-lam-sach-mach-mau-nguoi-viet-nen-dung-thuong-xuyen

Ảnh minh họa

 

6 bài thuốc chữa bệnh đơn giản mà hiệu quả từ chè vằng

Trao đổi với SKĐS, ThS.BS Nguyễn Quang Dương – Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã giới thiệu một số cách dùng chè vằng chữa bệnh như sau.

Giúp lợi sữa

Chè vằng phơi khô, có thể dùng dạng thuốc hãm hay thuốc sắc với liều lượng mỗi ngày là 20 - 30g/ngày để lợi sữa, ngon miệng và chống lại mệ mỏi sau sinh. Lưu ý không uống lúc đói.

Chữa đau bụng kinh, bế kinh

Cành lá chè vằng cắt nhỏ, phơi khô, 1kg nấu với 3 lít nước trong 3 - 4 giờ, rút nước đầu, nấu lại với 2 lít nước trong 2 giờ rồi trộn hai nước lại, cô thành cao mềm. Mỗi ngày uống 1 - 2g với nước ấm.

Chữa áp-xe vú

Chè vằng có tác dụng kháng khuẩn mạnh, nên dùng lá chè vằng để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm ít cồn 50 độ, cho xâm xấp, rồi đắp lên phần vú bị áp-xe, ngày làm 3 lần.

Hỗ trợ chữa đau gan, vàng da

Chè vằng 20g, xạ vàng 30g phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày khi thuốc còn ấm.

Chữa kinh nguyệt không đều

Chè vằng 20g, ích mẫu 16g, ngưu tất bắc 16g, ngải cứu 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày, khi thuốc còn ấm.

Chữa bệnh răng miệng

Dùng lá chè vằng tươi rửa sạch, cho bệnh nhân nhai ngậm để chữa bệnh viêm nha chu.

loai-tra-giup-danh-tan-mo-thua-lam-sach-mach-mau-nguoi-viet-nen-dung-thuong-xuyen

Cảnh giác tác dụng phụ của chè vằng, nhiều người không biết

Theo khuyến cáo, mỗi ngày chỉ nên sử dụng tối đa 30g lá chè vằng là tốt nhất. Việc dùng chè vằng quá nhiều có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn dưới đây:

Hạ huyết áp quá mức

Chè vằng vốn được đánh giá là thực phẩm khá lành mạnh dành cho các đối tượng đang điều trị bệnh lý cao huyết áp. Tuy nhiên không vì vậy mà lạm dụng quá nhiều, bởi dùng chè vằng kết hợp cùng thuốc hạ huyết áp có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, làm huyết áp hạ thấp dưới mức an toàn, khiến bạn thường bị hoa mắt chóng mặt.

Gây quá tải cho thận

Trong Đông y, chè vằng thuộc nhóm dược liệu có tính mát, giúp thanh nhiệt và lợi tiểu. Thế nhưng uống nước chè vằng liên tục với lượng lớn thường không được khuyến khích, bởi khi đó tần suất đi tiểu trong ngày của bạn sẽ tăng lên (nhiều hơn 8 lần một ngày), vô tình gây quá tải cho thận và làm nhu mô thận sưng phồng.

Hao hụt dưỡng chất cần thiết

Nếu dùng lượng lớn nước chè vằng trong thời gian ngắn có thể là yếu tố khiến cơ thể bạn thiếu hụt đi các dưỡng chất thiết yếu. Theo đó, lúc này hoạt động bài tiết nước tiểu diễn ra liên tục sẽ đào thải lượng lớn khoáng chất, gây mất cân bằng nồng độ chất điện giải và giảm thể tích dịch trong cơ thể.

Rối loạn nhu động ruột

Một trong những tác hại của chè vằng khi sử dụng sai cách mà bạn cần cẩn trọng đó là tiềm ẩn nguy cơ làm rối loạn nhu động ruột, ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa, dễ gây táo bón.

Chè vằng nên uống bao nhiêu là đủ?

Để sử dụng chè vằng mang lại hiệu quả tốt nhất mà hạn chế tối đa tác dụng phụ, các bạn nên lưu ý:

- Không nên uống nước chè vằng quá 50 mg/ ngày

- Chè vằng không nên uống quá đặc

- Không nên uống chè vằng khi bụng đang đói

- Nên bảo quản lá chè ở nơi khô thoáng, tránh dùng lá chè bị hỏng, ẩm mốc.

Theo GiaDinh