Món ăn này rất quý, nhưng nếu mua từ TQ thì phải đề phòng độc hại

Tuy rất nhỏ, nhưng những hạt vừng đen mang lại những lợi ích rất lớn: Vừa là thực phẩm chế biến nhiều món ngon, vừa là dược phẩm quý chữa được nhiều bệnh.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, vừng đen có nhiều dược tính hơn vừng trắng nên được dùng làm thuốc chữa bệnh. Từ lâu đời, vừng đen (còn gọi hắc chi ma) đã được coi là món ăn bổ và vị thuốc quý.

Vừng đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, bền gân cốt, sáng mắt…Ngoài ra, hạt vừng và dầu hạt vừng được dùng để chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng.

Các danh y Hoa Đà (thời Tam Quốc), Tuệ Năng (nhà Minh) đều dùng vừng đen chế biến làm dược liệu chữa các bệnh về phẫu thuật xương, xương gãy, tháo khớp xương.

Hoàng đế Võ Tắc Thiên (nhà Đường) là người phụ nữ đầu tiên phổ biến đại trà việc dùng vừng đen làm mỹ phẩm bảo vệ và dưỡng da.

Sách "Danh y biệt lục" xếp vừng là loại thực phẩm thượng hạng. Hạt vừng chứa khoảng 40 - 60% dầu, 22% chất đạm, ngoài ra còn có đồng, magie, kali, canxi... Dầu vừng chứa nhiều calo, a-xít béo omega 3 và omega 6...

Tuy nhiên, thời gian gần đây, Cơ quan quản lý thương mại và công nghiệp Thượng Hải, Trung Quốc đã cảnh báo người tiêu dùng cần thận trọng trước loại hạt vừng bị nhuộm đen.

Vụ việc được phát hiện khi một người tiêu dùng phàn nàn rằng dù đã rửa hàng chục nước, loại hạt vừng ông ta mua về vẫn thải ra nước đen như mực trong khi một số hạt vừng thì chuyển sang màu trắng.

Vì vậy, nếu muốn được hưởng những lợi ích tuyệt vời của vừng đen, người tiêu dùng phải "thông thái" trong việc chọn những hạt li ti màu đen này.

Canxi

Vừng rất giàu canxi, còn nhiều hơn cả trứng với sữa. Ước tính cứ 100g vừng thì chứa 800mg canxi, trong khi 100 ml sữa chỉ chứa 200 mg canxi.

Hạ huyết áp

Có nhiều nguyên nhân đến bệnh huyết áp cao. Và một những tác nhân nguy hiểm nhất chính là chế độ ăn quá nhiều muối. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cơ thể chỉ nên hấp thụ tối đa 6 g muối/ngày, nhưng thực tế, không ai làm được điều đó.

Vì vậy, các nhà khoa học đã khuyến khích một chế độ ăn nhiều kali, để bài tiết natri ra khỏi cơ thể, từ đó để giảm huyết áp. Vừng đen rất giàu hàm lượng kali. 100 g vừng đen chứa rất nhiều kali và ít natri, theo tỷ lệ 40:1.

Tăng sức sức khỏe cho tim

Dầu vừng đen chứa các chất chống oxy hóa và hợp chất chống viêm, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng cường sức khỏe tim mạch, chống lại các cơn đau tim và đột quỵ.

Phòng ngừa tiểu đường

Hạt vừng chứa magie và các chất dinh dưỡng khác có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường, cải thiện đường huyết. Vừng giúp điều hòa nồng độ insulin trong cơ thể và đẩy lùi các triệu chứng bệnh tiểu đường.

Ngăn chặn ung thư

Hạt vừng chứa các hợp chất chống ung thư bao gồm cả axit phytic, magiê và phytosterol. Vừng cũng có hàm lượng chất phytosterol cao nhất trong tất cả các hạt giống và các loại hạt.

Hạn chế thiếu máu

Hạt vừng đen đặc biệt giàu chất sắt, vì vậy chúng rất được khuyến khích cho những người bị thiếu máu và suy nhược.

Làm giảm viêm khớp

Hàm lượng đồng cao trong hạt vừng ngăn ngừa và làm giảm viêm khớp, và tăng cường xương, khớp và mạch máu.

Làm đẹp

Hàm lượng kẽm cao giúp sản xuất collagen, cho làn da đàn hồi tốt hơn và giúp sửa chữa những tổn hại trên các mô cơ thể. Thường xuyên sử dụng dầu vừng có thể làm giảm ung thư da.

Ăn vừng đen cũng giúp ngăn chặn tia cực tím có hại của mặt trời gây tổn hại làn da của bạn, do đó ngăn ngừa sự xuất hiện của nếp nhăn và giảm sắc tố da.

Dầu hạt vừng có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho da đầu và tóc khỏe mạnh.

Theo Trí Thức Trẻ / Sina Health