Ngôi Từ đường thờ hai anh em ruột sống làm quan cùng triều, mất vang danh cùng thành phố ở Thái Bình

Một thành phố ở Thái Bình đã đặt tên phố mới và trường học mang tên cụ Quách Đình Bảo, và trước đó một phố mới được đặt tên cụ Quách Hữu Nghiêm – hai anh em ruột sống làm quan cùng triều, mất vang danh cùng thành phố.

Vẻ vang dòng họ Quách

Mới đây tên cụ Quách Đình Bảo và một trường tiểu học được thành phố Thái Bình đặt tên. Trước đó tên cụ Quách Hữu Nghiêm (tên đệm khác của cụ Quách Đình Nghiêm) cũng đã thành một tên phố. Và ngày 9/9 âm lịch là Tết cửu trùng của cả dân tộc, cũng là ngày khánh tiệc Lễ hội đền Côn Giang ở 2 Di tích văn hóa lịch sử quốc gia là Từ đường họ Quách (còn gọi là Đền Thái Phúc), và Đền Cun (Côn Giang).

Lễ hội thu hút dân làng Thuyền Quan và dân cư quanh vùng tham dự, tưởng nhớ Danh nhân - Phúc thần là Quách Đình Bảo và Quách Hữu Nghiêm - hai anh em ruột tài cao, trí lớn, từng đỗ đầu khoa bảng, làm quan đồng triều (vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông thế kỷ XV) tới chức Thượng thư, Đô ngự sử, cùng lưu danh sử sách.

ngoi-tu-duong-tho-hai-anh-em-ruot-song-lam-quan-cung-trieu-mat-vang-danh-cung-thanh-pho-o-thai-binh

Bia Côn giang bi ký ghi công cụ Quách Hữu Nghiêm.

Ngôi Từ đường họ Quách (Đền Thái Phúc) đã hơn 500 tuổi tới nay kiến trúc vẫn được giữ nguyên như cũ. Đền xây dựng 2 tòa theo hình chữ nhị. Trong cung cấm lưu giữ và thờ tự 1 bức kháng gian cao 1,8m, dài 2m cổ (thời Nguyễn), cùng bài vị, mũ, áo quan của 2 cụ.

Có nhiều đồ quý khác được lưu giữ như bức đại tự "Thi lễ truyền gia" do vua Lê Thánh Tông tặng cụ Quách Đình Bảo - ghi danh và nhắc nhở con cháu đời sau kế tiếp đường khoa bảng.

Từ vụ các rapper 'Ráp nhà làm' phải sám hối nhớ chuyện Vua sám hối - bài học chân lý làm người cho muôn đời sau

GiadinhNet - Các rapper nhóm 'Ráp nhà làm' gây xôn xao với ca khúc xúc phạm Phật Giáo vừa đến Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam để xin lỗi. Nhưng từ câu chuyện này bỗng nhớ lịch sử Việt Nam từng có một ông vua sám hối vì phạm lỗi phá đạo chốn già lam.

Khu Nhà truyền thống họ Quách còn lưu giữ được 5 sắc phong từ thời vua Tự Đức, Duy Tân, Khải Định tri ân công đức cụ Quách Hữu Nghiêm – cũng là nơi giáo dục cho con cháu đời đời về dòng họ hiển hách và truyền thống hiếu học của dòng họ, Những đồ phả của dòng họ Quách muốn hướng tới con cháu biết đến gia tộc vẻ vang họ Quách, lấy chữ Hiếu làm đầu, lấy chữ Trung làm trọng.

ngoi-tu-duong-tho-hai-anh-em-ruot-song-lam-quan-cung-trieu-mat-vang-danh-cung-thanh-pho-o-thai-binh

Từ đường thờ hai anh em ruột Quách Đình Bảo, Quách Hữu Nghiêm.

 

Cụ Quách Đình Bảo – Vị Tiến sỹ có công lớn với nước, với dân

Cụ Quách Đình Bảo đỗ Thám hoa khoa Quý Mùi, được bổ chức Trực học sĩ trong Viện Hàn lâm. Năm Quang Thuận (1457) kỳ thi Hội, cụ Bảo đỗ Thủ khoa (cùng thi có cụ Lương Thế Vinh đỗ thứ hai). Đến kỳ thi Đình, năm Quang Thuận thứ 4 (1463), có 4.400 người dự thi, đích thân vua Lê Thánh Tông ra đề "Đạo trị nước của các Vương" thì 44 người đỗ Tiến sĩ.

Người đời lúc đó có câu nói về tam khôi: Trạng nguyên Lương Thế Vinh/ Bảng nhãn Nguyễn Đức Trinh/ Thám hoa Quách Đình Bảo/ Thiên hạ cộng tri danh (Thiên hạ ai cũng biết tiếng). Vua Lê Thánh Tông rất vui mừng vì chọn được 3 nhân tài xuất chúng, nổi tiếng văn hay, chữ tốt nên cho thêu ba lá cờ, ban cho mỗi người một lá để vinh quy.

ngoi-tu-duong-tho-hai-anh-em-ruot-song-lam-quan-cung-trieu-mat-vang-danh-cung-thanh-pho-o-thai-binh

Con cháu họ Quách về dự Lễ hội...

 

Ngay sau đó, cụ Quách Đình Bảo được bổ nhậm chức Trung thư tỉnh, xong thăng Trung thư xá nhân, Công bộ cấp sự trung – Hàn lâm viện đại học sĩ… trải qua nhiều chức quan và thăng tới chức Ngự sử đài, Phó Đô ngự sử. Khi giữ chức Thượng thư Bộ Hình cụ Bảo đã góp phần hoàn chỉnh và cụ thể hoá luật Hồng Đức (bộ luật lớn, tiến bộ nhất trong hình luật các triều đại phong kiến).

Lịch sử ghi lại, hồi ấy đất kinh kỳ phồn hoa quý như vàng, dân phủ Phụng Thiên trong thành Thăng Long bị quan lại o ép đuổi đi để lấy đất bán lại giá cao cho người mới. Quan Ngự sử Quách Đình Bảo đã dâng biểu vạch tội bọn tham nhũng, xin vua xuống dụ quan lại phủ Phụng Thiên không được vô cớ đuổi dân, khiến dân kinh đô vô cùng biết ơn.

Tháng 9 năm Quý Mão (1483), cụ Bảo là Phó đô ngự sử, đã dâng biểu xin vua trừng trị bọn đại ác, đại nghịch, còn với tù thường tuỳ theo sự hối cải mà giảm hạn phạt, hạn tù, ân xá và được vua phê chuẩn.

Vua Lê Thánh Tông thấy cụ Bảo "hình luật tinh thông, làm việc quy củ, phân minh"… đã thăng chức Thượng Thư Bộ Lễ.

Cụ Quách Đình Bảo còn theo lệnh vua đưa người về khai điền, lập ấp tại vùng Yên Tiến (Ý Yên, Nam Định). Khi về trí sĩ cụ được phong chức Thái phó. 

Cụ mất (1/7 âm lịch năm 1508, thọ 76 tuổi), dân làng lập đền thờ cụ Quách Đình Bảo như vị Thành hoàng làng. Vua phong cụ làm Phúc thần làng Phúc Khê và ban đất xây lăng mộ.

ngoi-tu-duong-tho-hai-anh-em-ruot-song-lam-quan-cung-trieu-mat-vang-danh-cung-thanh-pho-o-thai-binh

.... và dâng hương

 

Cụ Quách Hữu Nghiêm – đi sứ làm rạng danh nước Việt

Cụ Quách Hữu Nghiêm sinh năm Nhâm Tuất (1442), đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1466), sau anh trai Quách Đình Bảo 3 năm (lúc đó cụ 22 tuổi). Năm 1466, đời vua Lê Thánh Tông cụ thi đỗ Hoàng giáp, được bổ làm quan ở Hàn lâm viện, rồi Tả thị lang bộ Lễ, Phó Đô ngự sử, quan Ngự sử đài, rồi được thăng Thái thường tự khanh.

Sử gia Phan Huy Chú nhận xét ông là "Nhà ngoại giao đầy mưu chước chính trị". Lịch sử thời vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông ghi: "Việc ngoại giao với triều Minh khôn khéo, mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc".

Năm Nhâm Tuất 1502, cụ Quách Hữu Nghiêm làm Chánh sứ sang nhà Minh, với cớ tạ ơn mũ áo để duy trì quan hệ ngoại giao mềm dẻo. Cụ tỏ ra là một nhà ngoại giao xuất sắc. Chuyến đi sứ này Đoàn sứ bộ được đón tiếp trọng thể, kết quả tốt đẹp chưa từng có trong lịch sử bang giao Việt Nam - Trung Quốc.

Năm 1503 trên đường về thăm quê, tới bến Côn Giang cụ Quách Hữu Nghiêm không ốm mà mất, nhằm ngày 9/9 năm Quý Hợi (1503), hưởng thọ 62 tuổi. Vua Lê Hiến Tông vô cùng thương xót, sắc phong cho cụ là "Thượng Đẳng Thần", ban chỉ dụ xây Đền Côn Giang thờ tại làng Thuyền Quan (nay là xã Thái Hà, huyện Thái Thụy, Thái Bình), và 50 mẫu ruộng để bốn mùa hương khói tế lễ. Cụ còn được dân lập đền thờ tại xã Thái Tân (Thái Thụy, Thái Bình) và tại Hoàng Mai (Quỳnh Lưu, Nghệ An).

ngoi-tu-duong-tho-hai-anh-em-ruot-song-lam-quan-cung-trieu-mat-vang-danh-cung-thanh-pho-o-thai-binh

Phố mang tên cụ Quách Hữu Nghiêm.

 

Hai anh em đều đỗ Tiến sĩ, được khắc tên vào bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám

Điểm thú vị là anh trưởng Quách Đình Bảo và em út Quách Hữu Nghiêm đều đỗ Tiến sĩ, được khắc tên vào bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, rồi cùng làm quan ở những vị trí tương đương đồng triều. Cụ Quách Đình Bảo từng làm đến Thượng thư tam Bộ (bộ Lễ, bộ Hình và bộ Lại). 

Cụ Quách Hữu Nghiêm nối gót anh y như thế. Cả hai cụ đều trải qua chức Đô Ngự Sử (chức quan được quyền can gián vua, vạch tội triều thần làm sai), có công phát triển văn hóa, giáo dục (làm bia Văn Miếu, tăng học bổng cho sĩ tử, chấm thi...), ngoại giao (làm Chánh sứ sang triều Minh toàn quân mệnh, tráng quốc uy, làm rạng non sông), quân sự.

ngoi-tu-duong-tho-hai-anh-em-ruot-song-lam-quan-cung-trieu-mat-vang-danh-cung-thanh-pho-o-thai-binh

Đoàn rước kiệu lễ hội.

 

Thái Phúc - vùng đất địa linh nhân kiệt sinh ra hai anh em ruột văn võ song toàn, đỗ đầu khoa bảng, sống làm quan đồng triều lưu danh sử sách, mất được lập đền thờ, nay vinh danh tên phố, tên trường ở quê hương. Đây cũng là cái nôi văn hóa văn nghệ, mỗi năm tới ngày giỗ Tổ con cháu họ Quách và cư dân dâng những bài tế lễ quan, những làn điệu múa, điệu chèo... - nét văn hóa tinh thần, ý nghĩa tâm linh làm phong phú đời sống cho cộng đồng, góp phần giáo dục con cháu về truyền thống yêu quê hương đất nước, đạo lý "uống nước nhớ nguồn" để:

"Ngàn thu sau rạng rỡ non sông

Muôn dặm tới huy hoàng cẩm tú

Đền thờ Quách tộc lại nức tiếng tố linh

Đất Thái Bình ắt tăng phần cẩm tú

Con cháu Quách tộc mang nhiều vinh dự"

(Hào khí Quách tộc - Chúc văn dâng tại Đền - Từ đường Thái Phúc năm Kỷ Hợi 2019).

Đền thờ - Từ đường và khu lăng mộ của cụ Quách Đình Bảo (thôn Phúc Tiền, xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy) là nơi thờ hai anh em danh nhân; Đền Côn Giang thờ cụ Quách Hữu Nghiêm (xã Thái Hà, huyện Thái Thụy, thế kỷ thứ XV) đều được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia (năm 1989);

Từ đường họ Quách còn lưu giữ bức đại tự ghi bốn chữ "Thi lễ truyền gia", do vua Lê Thánh Tông ban tặng.

Đền Côn Giang được con dân tại địa phương tôn sùng thờ cúng, xin lộc học hành và thi cử.

Năm 2010-2011, ông Quách Tuấn Ngọc chủ trì cùng con cháu họ Quách đã tu bổ, tôn tạo Đền Côn Giang. Năm 2014, Đền Côn Giang được Nhà nước cho đại trùng tu giai đoạn 1.

Theo GiaDinh