Nhầm to nếu nghĩ rằng chỗ nào trong nhà cũng cần lau chùi mỗi ngày

Có những thứ không phải ngày nào cũng cần lau chùi kỳ cọ, nhưng lại có những thứ không vệ sinh mỗi ngày lại có nguy cơ gây hại sức khỏe.

Nhầm to nếu nghĩ rằng chỗ nào trong nhà cũng cần lau chùi mỗi ngày

Để tránh mất thời gian, và để cho đồ đạc trong nhà không bị đóng bụi quá mức, bạn cần nắm rõ thời gian biểu lau chùi hợp lý cho những món đồ mà mình hay sử dụng.

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ là điều ai cũng nên làm vì chắc chắn chúng ta không thể sống thoải mái trong một ngôi nhà bừa bộn và bẩn thỉu, đầy bụi và mùi thức ăn. Nhưng liệu có cần thiết không nếu ngày nào cũng dọn dẹp? Có phải mọi món đồ và mọi vị trí trong nhà đều cần được lau chùi dọn dẹp mỗi ngày không? Hãy nên nghĩ rằng, đồ vật cũng giống như con người, không phải lúc nào tắm rửa quá nhiều cũng tốt, đôi lúc bạn cũng cần cho chúng nghỉ ngơi.

Dưới đây là thời gian biểu dọn dẹp hợp lý cho những món đồ quen thuộc trong nhà mà bạn cần nắm rõ để không phải mất quá nhiều thời gian và công sức cho việc dọn dẹp:

1. Những món đồ cần lau chùi mỗi ngày

Nhầm to nếu nghĩ rằng chỗ nào trong nhà cũng cần lau chùi mỗi ngày

- Chén bát: Tuyệt đối không được để chén bát qua đêm, sau khi ăn xong phải rửa ngay, cũng không được ngâm chúng quá lâu trong nước vì đó chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.

- Bồn rửa chén: Sau mỗi lần rửa chén bát, bạn cũng nên kỳ cọ bồn rửa cho sạch để tránh nấm mốc và vi khuẩn. Đặc biệt, với những loại bồn làm bằng thép không gỉ, bạn cũng nên lau cho sạch nước để chúng không đóng cáu bẩn.

- Bàn ăn và kệ bếp: Đây cũng là những nơi cần phải vệ sinh sạch sẽ sau mỗi bữa ăn, chỉ cần dùng khăn ướt là đủ.

- Sàn gạch phòng tắm: Đây chính là nơi bạn phải kỳ cọ mỗi ngày để tránh trơn trượt hay tắc nghẽn ống thoát nước vì tóc rụng. Đặc biệt, bạn nên dùng cây lau cửa kính có lớp đế cao su để kỳ cọ nhằm ngăn chặn nấm mốc phát triển.

- Sàn nhà: Ở những nơi có khí hậu nóng và bụi nhiều, mỗi ngày bạn đều phải lau chùi sàn nhà sạch sẽ, đặc biệt nếu nhà có trẻ con và vật nuôi. Còn ở những nơi lạnh lẽo quanh năm, bạn chỉ cần lau nhà mỗi tuần một lần là đủ. Trước tiên cần quét sạch bụi bằng chổi hoặc máy hút bụi, sau đó lau lại bằng khăn ướt.

- Quần áo: Tốt nhất là đừng đợi cho quần áo chất thành đống rồi mới đem đi giặt, đặt biệt là đồ lót. Giặt giũ quần áo mỗi ngày sẽ ngăn không cho vi khuẩn và nấm mốc không có cơ hội sinh sôi nảy nở.

2. Mỗi tuần một lần

Nhầm to nếu nghĩ rằng chỗ nào trong nhà cũng cần lau chùi mỗi ngày

- Khăn trải giường, màn, bao gối: Dù cùng là vải nhưng những loại khăn màn này cần được giặt riêng chứ không nên giặt chung với quần áo, và nên phân loại vải ra để giặt.

- Bàn ghế giường tủ: Đây là những thứ tiếp xúc với da bạn mỗi ngày nên cũng cần vệ sinh mỗi tuần, cần dùng khăn mềm lau chùi để tránh trầy xước.

- Hộc tủ và kệ trong phòng tắm: Đừng để đến khi nào chúng bám bụi hay dính bẩn mới lau chùi mà phải lau chùi hàng tuần. Đặc biệt, bàn chải đánh răng không nên để phơi ngoài trời mà phải được cho vào ngăn tủ đóng kín để ngăn ngừa gián chuột.

- Dụng cụ nhà bếp: Dù không dùng thường xuyên nhưng những vật dụng trong nhà bếp ít nhiều cũng bị bám khói và dầu mỡ, cần lau chùi mỗi tuần bằng nước ấm và nước rửa chén.

- Lưu ý: Khi lau chùi các dụng cụ trong nhà tắm và nhà bếp, cần tránh dùng các sản phẩm có chứa clo hoặc axit mạnh.

3. Mỗi tháng một lần

Nhầm to nếu nghĩ rằng chỗ nào trong nhà cũng cần lau chùi mỗi ngày

- Lò vi sóng: Không nên để lò vi sóng bị bẩn quá lâu, tốt nhất là lau chùi mỗi tháng một lần bằng cách dùng baking soda, nó vừa giúp đánh bay vết dầu mỡ vừa giúp khử mùi.

- Máy hút bụi: Dù có là thiết bị để vệ sinh nhà cửa thì chính nó cũng cần được vệ sinh. Khi lau chùi hộc đựng bụi, bạn cũng cần vệ sinh cả màng lọc nữa.

- Cửa sổ và ống thông gió: Nếu là cửa gỗ thì cần dùng khăn ướt thấm với dung dịch lau chùi rồi chà rửa cho thật sạch. Nếu là cửa chớp thì bạn phải hút bụi cho nó trước rồi mới lau rửa lại bằng xà phòng.

- Đèn treo tường và đèn trần: Cần sử dụng những cây phất trần tĩnh điện có lông mềm để lau sạch bụi bám cho các bóng đèn.

4. 3-6 tháng một lần

Nhầm to nếu nghĩ rằng chỗ nào trong nhà cũng cần lau chùi mỗi ngày

- Tủ lạnh: Tương tự như lò vi sóng, cách tốt nhất vẫn là sử dụng baking soda để loại bỏ mùi hôi và vết bám bẩn.

- Gối, chăn, nệm: Có thể không cần phải giặt giũ sạch, chỉ cần phơi ra ngoài nắng vài tiếng đồng hồ để loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc.

- Rèm phòng tắm: Bạn có thể chà rửa rèm bằng tay, hoặc cho vào máy giặt, mục đích là để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc và vết bám bẩn, sau đó phơi thật khô dưới nắng.

- Vỉ lưới máy hút khói nhà bếp: Để loại bỏ muội khói và dầu mỡ, bạn cần ngâm vỉ lưới vào nước sôi trong vài phút, sau đó dùng xà phòng rửa chén để chà lại cho thật sạch.

- Lò nướng: Trước khi lau chùi, bạn cần nung nóng lò trong 20 phút để mọi vết bám bong tróc ra dễ dàng hơn.

5. Mỗi năm một lần

Nhầm to nếu nghĩ rằng chỗ nào trong nhà cũng cần lau chùi mỗi ngày

- Thảm và bọc nệm: Riêng đối với những gia đình có vật nuôi trong nhà thì cần lau dọn những món đồ này 6 tháng một lần.

- Cửa kính: Đừng lau chùi cửa kính vào những ngày nắng nóng vì dung dịch lau rửa cửa sẽ khô rất nhanh trên kính nóng, khiến mặt kính dễ để lại vết gợn. Ngoài ra, nếu bạn sống ở nơi bụi nhiều, bạn cần lau kính 6 tháng một lần.

- Rèm cửa: Nếu chỉ dùng máy hút bụi thì rèm sẽ không thể sạch bụi hoàn toàn, bạn cần cho rèm vào máy giặt mới sạch.

Thế mới thấy không phải lúc nào bạn cũng cần phải hì hụi lau chùi, cọ rửa hết cả cái nhà của mình lên thì mới gọi là sống sạch mà mỗi vật dụng và vị trí trong nhà đều có "thời gian vệ sinh" riêng của chúng cả. Hãy nằm lòng thời gian ấy để công việc vệ sinh nhà cửa không quá vất vả và mệt mỏi nữa bạn nhé.

(Ảnh: Bright Side)

Theo Bestie