Những điều người tiêu dùng nên biết về thu hồi sản phẩm

 Nếu sản phẩm không được thu hồi, người tiêu dùng sẽ tiếp tục lái ô tô bị lỗi hoặc nhấm nháp đồ uống mà không biết đến những nguy cơ tiềm ẩn.

Sự thay đổi của Maggi, từ hãng thực phẩm chủ yếu dành cho sinh viên đến việc chúng không còn phù hợp cho những người tiêu dùng đó đã lan đi khá nhanh, theo The Hindu Business Line.

Các sản phẩm mì "hương vị tốt, đảm bảo sức khỏe" đã bị cấm trên nhiều bang sau khi nhiều nhà khoa học phát hiện các mẫu có chứa dư lượng lớn của chì và bột ngọt, một chất tăng cường hương vị.

Tuy nhiên, ngay cả khi Nestle Ấn Độ tiếp tục từ chối những khoản phí đền bù thì Cơ quan an toàn và tiêu chuẩn thực phẩm Ấn Độ đã ra lệnh công ty này phải thu hồi sản phẩm Maggi khỏi thị trường.

Sản phẩm thu hồi là gì?

Thu hồi sản phẩm có thể là tự nguyện hay trên sự yêu cầu của các nhà quản lý. Khi một công ty phát hiện sản phẩm đã được bán ra có khiếm khuyết hoặc có hại, họ sẽ phải thu hồi sản phẩm. Hãng sẽ yêu cầu khách hàng trả lại sản phẩm khiếm khuyết để thay thế hoặc bồi thường.

Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất có thể không trung thực hoặc đủ tiềm lực để tự nguyện thu hồi. Đó là lý do tại sao mọi quốc gia nên có luật quản lý và thu hồi sản phẩm.

Ấn Độ có luật điều chỉnh việc thu hồi sản phẩm thực phẩm nhưng không phải các sản phẩm tiêu dùng khác. Theo Đạo luật an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn, năm 2006, nếu một nhà sản xuất phát hiện các mặt hàng thực phẩm mà họ sản xuất và phân phối không an toàn, họ phải có trách nhiệm thu hồi ngay khỏi thị trường.

Ngoài ra, hãng cũng phải thông báo cho cơ quan quản lý thực phẩm của nhà nước. Những người không chịu thi hành có thể bị phạt tiền.

Tại Mỹ, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) thường thu hồi các sản phẩm của nước ngoài. Nếu thanh tra của FDA nhận định sản phẩm của công ty không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng như mong muốn, chúng sẽ phải được thu hồi.

Ví dụ, các công ty dược phẩm Ấn Độ sẽ phải thu hồi nhiều loại thuốc đang lưu hành trên thị trường Mỹ nếu chúng không đạt chất lượng và vệ sinh tiêu chuẩn nhất định.

Không chỉ thu hồi thực phẩm, các công ty ô tô cũng phải thu hồi xe lỗi. Gần đây, Toyota đã phải thu hồi trên toàn thế giới chiếc xe bị lỗi túi khi do nhà sản xuất khác sản xuất phụ tùng xe hơi.

Khi nói đến xe ô tô, Ấn Độ không có chính sách thu hồi bắt buộc giống như các quốc gia phát triển Mỹ và Anh.Vì vậy khi hãng Maruti công bố thu hồi những chiếc xe Alto trong năm nay thì hành động này là tự nguyện.

Nhưng năm 2014, một điều luật được thiết lập được thay đổi khi Bộ giao thông vận tải thông qua, trong đó đề xuất một cơ quan quản lý có quyền nhiệm ra lệnh thu hồi.

Tại sao việc thu hồi quan trọng?

An toàn của người tiêu dùng không thể xem nhẹ. Việc thu hồi sản phẩm, đảm bảo những hành động khắc phục bởi một công ty là cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng.

Đối với một công ty, việc thu hồi sản phẩm mang tính tiêu cực và có thể làm sứt mẻ hình ảnh thương hiệu. Ví dụ như General Motors, hãng đã bị phạt hơn 35 triệu USD sau khi không thông báo cho các cơ quan chức năng về lỗi hệ thống đánh lửa và trong việc thu hồi.

Tại sao người tiêu dùng nên quan tâm?

Nếu sản phẩm không được thu hồi, người tiêu dùng sẽ tiếp tục lái ô tô bị lỗi hoặc nhấm nháp đồ uống mà không biết đến những nguy cơ tiềm ẩn.

Ngoài ra, việc thu hồi sẽ giúp người tiêu dùng nâng cao nhận nhận thức về vấn đề an toàn không chỉ với một thương hiệu và với nhiều loại, như trong trường hợp của thực phẩm đóng gói của Maggi.

Luật thu hồi sản phẩm đảm bảo các công ty, đặc biệt là những hãng có thị trường nhỏ, không phân phát các sản phẩm kém chất lượng đến người tiêu dùng.

Cao Vũ (NTD)