Rùng mình loài rận mu sống ký sinh và tấn công bộ phận sinh dục của con người

Những con rận mu thích hút máu và gây bệnh cho bộ phận sinh dục của con người đang khiến nhiều người sợ hãi. Vậy rận mu thực chất là gì và làm thế nào để phòng tránh nó?

Rận mu là loại côn trùng ký sinh hay còn gọi là rận lông mu, rận cua, chấy cua, rận bẹn. Rận mu có tên khoa học là Pthirus pubis. Đây là một loại rận thuộc côn trùng hút máu không có cánh, sống ký sinh ở các vùng lông mu của con người và có thể tràn qua các khu vực khác trên cơ thể như tóc, lông nách, thậm chí lông mi.

Rùng mình loài rận mu sống ký sinh và tấn công bộ phận sinh dục của con người

Rận mu nhìn qua kính hiển vi

Rận mu sinh sản quanh năm, thời gian mang thai từ 6 - 8 ngày, độ tuổi trung bình ở tuổi trưởng thành hoặc sinh sản của con cái là 23 ngày. Ấu trùng nở trong 6 - 8 ngày và thường bắt đầu hút máu trong vòng vài giờ đầu tiên. Trong khi hút máu chúng thường vẫn đứng yên, bám vào sợi tóc và cắm phần miệng vào da người.

Rùng mình loài rận mu sống ký sinh và tấn công bộ phận sinh dục của con người

Quá trình phát triển của rận mu

Toàn bộ chu trình sống của rận mu từ lúc còn là trứng cho đến khi thành con trưởng thành là 4 - 6 tuần. Con trưởng thành thường sống khoảng 2 tuần. Rận mu có thể bò được 10cm/đêm nhưng thường vẫn đứng yên.

Rùng mình loài rận mu sống ký sinh và tấn công bộ phận sinh dục của con người

Khi nhiệt độ cơ thể vật chủ tăng (khi bị sốt) hay giảm (lúc hấp hối), rận sẽ rời vật chủ và đi tìm nơi ký sinh mới. Rận mu thường sống được khoảng 1 tháng rồi chết ngay sau khi sinh sản.

Chân loại rận này có nhiều móng vuốt cong như càng cua nên chúng bám rất chắc vào các sợi lông trên cơ thể con người. Thông thường, rận nằm sâu trong lỗ chân lông, chỉ ló phần đầu ra ngoài nên việc phát hiện và bắt chúng khá khó khăn.

Rùng mình loài rận mu sống ký sinh và tấn công bộ phận sinh dục của con người

Chân loài rận này có các móng vuốt cong giống như càng cua, vì vậy chúng bám rất chắc vào các sợi lông trên cơ thể con người.

Kích thước thông thường của rận mu là 1,3-2 mm, cơ thể màu trắng và có khả năng biến đổi màu giống với màu da người.

Loại côn trùng này chính là nguyên nhân gây nên bệnh rận mu, chúng hút máu ở những khu vực nhạy cảm trên cơ thể, đặc biệt là nam giới bởi "rừng rậm" của cánh mày râu thường rậm rạp và cứng hơn so với nữ giới nên rận mu có thể tha hồ "tung hoành" mà không bị "văng" ra ngoài.

Rùng mình loài rận mu sống ký sinh và tấn công bộ phận sinh dục của con người

Thông thường, rận nằm sâu trong lỗ chân lông và chỉ ló ra ngoài phần đầu mà thôi, vì vậy việc tự tay bắt chúng đôi khi vô cùng khó khăn.

Rận mu thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 15 đến 40 tuổi. Nó có thể lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp như quan hệ tình dục, mặc chung quần lót, áo lót, dùng chung chăn, màn, khăn tắm,... của người có rận mu.

Triệu chứng

Thông thường rận mu sẽ không ra triệu chứng nào trong khoảng 5 ngày đầu. Thậm chí có người không bao giờ có triệu chứng gì cả.

Người bị rận mu hút máu sẽ có cảm giác ngứa ngáy liên tục hoặc xuất hiện những cơn ngứa dữ dội ở khu vực bị chúng tấn công.

Rùng mình loài rận mu sống ký sinh và tấn công bộ phận sinh dục của con người

Khu vực có rận mu sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc ở một số người sẽ có những chấm nhỏ màu xám đen hoặc xám xanh kéo dài trong nhiều ngày.

Nguyên nhân gây ngứa là do khi rận hút máu, nước bọt của chúng tiết ra tạo ra phản ứng. Ngứa thường xảy ra sau 1 - 2 tuần nhiễm bệnh. Cũng giống như nhiễm ký sinh trùng rận khác, việc bị rận mu tấn công sẽ gây ngứa dữ dội dẫn đến gãi và lở loét hoặc nhiễm khuẩn thứ phát. Khu vực có rận mu sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc ở một số người có những chấm nhỏ màu xám đen hoặc xám xanh kéo dài trong nhiều ngày.

Nếu lông mi bị nhiễm rận, kèm theo nhiễm trùng thứ cấp có thể dẫn tới việc bị viêm kết mạc mụn rộp và viêm giác mạc. Ngoài ra, bệnh nhân có thể mất ngủ, tâm thần bị ức chế.

Một biểu hiện khác của căn bệnh là khi trứng rận mu bám vào lông tóc (lông mi, lông mày, râu, ria mép, nách, ngực, lưng) sẽ khiến cho chúng ta khó chịu.

Rùng mình loài rận mu sống ký sinh và tấn công bộ phận sinh dục của con người

Ngoài ngứa ngáy dữ dội ở bộ phận sinh dục, rận mu còn gây ra những triệu chứng như sốt, suy nhược, khó chịu, đau mỏi cơ bắp hoặc nổi hạch ở cổ, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức.

Con đường lây nhiễm

Rận mu lây từ người sang nguời chủ yếu qua con đường tình dục. Ngoài ra, các vật trung gian như quần áo, chăn màn, giường, chiếu, tấm trải giường… cũng khiến rận mu phát tán và lây lan.

Rùng mình loài rận mu sống ký sinh và tấn công bộ phận sinh dục của con người

Đặc biệt tháng 8, tháng 9 vừa qua có đến hàng chục bệnh nhân bị rận mu tấn công. Trong số đó, nhiều chị em phụ nữ bị rận tấn công, gãi nhiều gây trầy xước da nhưng lại ngại không dám đi khám mà tự ý mua thuốc về bôi nên không khỏi bệnh.

Khốn khổ vì rận mu

Theo các chuyên gia y tế, hiện nay có khoảng 2% người trên thế giới là nạn nhân chung sống với rận mu. Trường hợp của vợ chồng anh N.V.T. trú tại Hà Đông, Hà Nội đến bệnh viện khám trong trạng thái lo lắng vì đã bôi thuốc da liễu mấy tháng nay không khỏi.

Anh T. cho biết anh thường xuyên bị ngứa phần mu và vợ cũng thế. Nhất là ban đêm, hai vợ chồng cứ thi nhau gãi. Có lúc, anh muốn gãi cho rách da, rách thịt mà vẫn không hết ngứa. Vợ anh T. lúc nào cũng trách móc cho rằng chồng mang bệnh lạ về nhà. Có những lúc, chị còn giận dỗi vì... ngứa quá không chịu được.

Một lần, chị đi khám sản khoa và chia sẻ với bác sĩ về chứng ngứa dữ dội này. Sau khi bác sĩ kiểm tra thì soi thấy có trứng rận. Lúc này, chị được chuyển sang phòng khám chuyên khoa về sốt rét và ký sinh trùng, bác sĩ khám phát hiện chị bị rận mu và chị đã gọi điện cho chồng đến khám luôn. Sau 3 ngày bôi thuốc, anh T. đã dần thoát khỏi những cơn ngứa. Vợ chồng cũng giải tỏa khúc mắc nghi ngờ lẫn nhau.

Trường hợp của anh B.H.N. trú tại Từ Liêm, Hà Nội cũng tương tự. Anh N. thường ngứa nhiều nhất là về đêm. Anh N. tự tay bắt được hai con rận nhìn như con chấy ngày xưa. Khi đó anh nghĩ mình bị chấy ở vùng kín nên đã gội thật sạch bằng dầu gội đầu nhưng vẫn không thuyên giảm. Cuối cùng, anh N. phải tìm đến phòng khám và được các y bác sĩ chẩn đoán bị bệnh rận mu.

Cách phòng và trị bệnh

Khi bị bệnh, cần làm sạch nơi ở để loại bỏ rận, dùng thuốc DEP để diệt rận. Có thể diệt rận mu bằng cách dùng bông gòn, thấm dầu hoả chà lên toàn bộ khu vực có rận mu và để 30 phút sau, rận mu sẽ bị tiêu diệt. Ngoài ra có thể dùng thuốc trừ sâu hữu cơ Cypermethyl hoặc Pyrethrin (cúc trừ trùng) trong các bình xịt muỗi.

Rùng mình loài rận mu sống ký sinh và tấn công bộ phận sinh dục của con người

- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm gội hàng ngày, nhất là bộ phận sinh dục. Có thể "dọn cỏ" vùng kín để hạn chế môi trường sinh sống của rận mu.

- Không sử dụng chung quần áo, đặc biệt là đồ lót với người đã mắc bệnh.

- Thường xuyên giặt chăn gối, ga trải giường, chiếu, màn để tránh mầm bệnh.

- Tránh ngủ chung giường chiếu với người đã mắc bệnh. Để loại trừ rận hoặc trứng còn lại trên quần áo, khăn, hoặc giường hãy giặt và phơi khô những đồ dùng của người bị bệnh, sử dụng lại sau 2 - 3 ngày. Bên cạnh đó các đồ dùng không thể giặt có thể lưu trữ trong một túi nhựa kín trong 2 tuần.

- Đặc biệt cần sinh hoạt tình dục an toàn và lành mạnh để tránh lây nhiễm. Ngoài ra nên thông báo cho đối phương rằng họ có nguy cơ bị nhiễm và cần được điều trị. Người bị rận mu nên tránh quan hệ tình dục đến khi cả hai đã được điều trị thành công và đánh giá lại để loại trừ trường hợp nhiễm dai dẳng.

- Lặp lại điều trị trong 9 - 10 ngày nếu rận còn sống vẫn được tìm thấy.

- Người có rận mu nên được đánh giá đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STDs).

- Người dân hay nhân viên y tế đi vào vùng dịch bệnh lưu hành cần mặc quần áo bảo hộ tẩm hóa chất xua, diệt côn trùng; quần áo trơn láng, bó sát cổ, cổ tay, cổ chân.

Theơ Thethaovanhoa/phununews