Tâm Bình - Bà Giằng: Vì sao người tiêu dùng nhầm lẫn!

Cách đây hơn 10 năm tôi bị đau tay trái không dơ cao quá đầu được. Tôi mua thuốc phong tê thấp bà Giằng uống 8 lọ thì khỏi hẳn đên giờ vẫn không tái phát. Giờ khớp gối 2 bên bị đau khi lên xuống cầu thang hoặc ngồi xổm đứng lên rất khó khăn. Vậy tôi vẫn uống thuốc trên có được không?. Và thuốc Tâm Bình và bà Giằng là một phải không ạ? Đây là ý kiến của chị Nguyễn Thu Hằng -Phố Trần Tử Bình, Phường Nghĩa tân- Quận Cầu Giấy – Hà Nội

 Được biết đến là bài thuốc gia truyền hơn 100 năm chữa hiệu quả các bệnh về đau nhức xương khớp, Phong tê thấp bà Giằng là sản phẩm uy tín được người tiêu dùng lựa chọn và tin tưởng. Nhiều người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm của Dược phẩm Tâm Bình vẫn luôn tâm niệm rằng đây là bài thuốc gia truyền chữa các bệnh về phong tê thấp có nguồn gốc từ Thanh Hóa và được truyền nghề lại.

Điều khiến người tiêu dùng yên tâm khi lựa chọn sản phẩm Tâm Bình là Thương hiệu Bà Giằng được biết đến hơn 100 năm nay với các bài thuốc nam được bào chế theo phương pháp gia truyền dạng viên hoàn, đảm bảo an toàn, không gây các phản ứng phụ… 

Tuy nhiên, mới đây khi tìm về chính nơi xuất xứ của bài thuốc gia truyền quý hiếm này, phóng viên đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với bà Phạm Thị Giang – người con gái thứ hai của bà Giằng và hiện đang là chủ cơ sở sản xuất thuốc Bà Giằng tại Thanh Hóa - và được biết Bà Giang hiện chưa chuyển nhượng thương hiệu hay truyền nghề cho bất cứ một đơn vị nào khác. 

Trao đổi với Bà Giang, bà cho biết Công ty Dược phẩm Tâm Bình là do cô con gái thứ 6 của bà Lê Thị Bình sáng lập và tạo dựng lên và bà rất phấn khởi trược sự thành công của của gái. Tuy nhiên, Công ty Dược phẩm Tâm Bình hoàn toàn độc lập với Bà Giằng và thực ra cho đến ngày hôm nay bà vẫn chưa có dịp, chưa được mời thăm Nhà máy sản xuất Tâm Bình mà chỉ biết đến các sản phẩm do con gái sản xuất thông qua quảng cáo trên vô tuyến.

Bà cũng nói thêm là bà rất tôn trọng sự độc lập của con cái, nhất là khi con cái chọn một hướng đi riêng và chưa muốn trao đổi với bố mẹ và gia đình.

Trước thông tin Bà Giằng và Tâm Bình là hai thương hiệu hoàn toàn khác nhau và chưa hề có sự chuyển nhượng, nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra bất ngờ, bởi từ trước đến nay các quảng cáo của Dược phẩm Tâm Bình đều gắn liền với Thương hiệu Bà Giằng. Điều đấy đã khiến người tiêu dùng mặc định rằng hai sản phẩm Bà Giằng và Tâm Bình là một, hay nói cách khác Tâm Bình đã kế thừa bài thuốc gia truyền chữa bệnh phong tê thấp của Bà Giằng.

 Anh Trần Xuân Cộng: Doãn kế Thiện – Mai Dịch – Hà Nội cho biết: Năm 2010 tôi uống hết 7 lọ Phong tê thấp Bà Giằng bệnh đau đa khớp của tôi khỏi không đau mấy năm. Đến năm 2013 tôi đau lại, tôi mua thuốc PTT Tâm Bình ( sản phẩm của cháu ngoại bà Giằng kế thừa bài thuốc của bà ) nhưng bệnh ko giảm . Xin hỏi 2 loại thuốc này giống nhau ko?

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện của Dược phẩm Tâm Bình với những sản phẩm có chức năng tương tự đã khiến người tiêu dùng lầm tưởng rằng Tâm Bình và Bà Giằng cùng là một thương hiệu? Song, trên thực tế, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Lương Y Phạm Thị Giang, con gái của Bà Giằng, và được biết Bà Giằng và Tâm Bình là hai công ty hoàn toàn độc lập. Điều này gây không ít hoang mang cho người tiêu dùng, đặc biệt là đối với sản phẩm của Dược phẩm Tâm Bình?.

Trong một đợt đi công tác, phóng viên vô tình tìm thấy một thùng carton mà Công ty Dược phẩm Tâm Bình đã dùng để phân phối sản phẩm ra thị trường. Trên thùng carton đựng thuốc: logo, địa chỉ và số điện thoại là của Công ty DP Tâm Bình nhưng tên sản phẩm lại ghi là Tâm Bình – Bà Giằng, điều này gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Tâm Bình - Bà Giằng: Vì sao người tiêu dùng nhầm lẫn

 Phóng viên vô tình tìm thấy một thùng carton mà Công ty Dược phẩm Tâm Bình đã dùng để phân phối sản phẩm ra thị trường.

Phản ánh tới Báo Người tiêu dùng, Anh Nguyễn Anh Tú cho hay: “Tôi đang sử dụng sản phẩm Tâm Bình bởi theo như quảng cáo đó là thuốc gia truyền có từ hàng trăm năm nay và được người tiêu dùng tín nhiệm. Tuy nhiên, sau khi biết Tâm Bình và Bà Giằng là hai sản phẩm khác nhau có lẽ tôi nên xem xét lại về việc sử dụng sản phẩm này”.

Cùng ý kiến với độc giả Nguyễn Anh Tú, nhiều người tiêu dùng cho rằng việc quảng cáo đồng nhất hai sản phẩm trong khi chưa hề có sự chuyển nhượng giữa Bà Giằng và Tâm Bình đã vô hình chung ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm. “Tôi thường hay sử dụng các sản phẩm của Phong tê thấp Bà Giằng vì được biết sản phẩm này đã đăng ký là thuốc chữa bệnh, còn các sản phẩm của Tâm Bình được đăng kí là thực phẩm chức năng và có tác dụng hỗ trợ chứ không thay thế được thuốc chữa bệnh”. Một độc giả cho hay.

Như vậy, có thể thấy suốt trong những năm qua, người tiêu dùng đang đánh đồng hai thương hiệu Tâm Bình và Bà Giằng là một, thông tin Bà Giằng chưa hề truyền nghề cũng như chưa chuyển nhượng cho bất kỳ một công ty nào khác đã khiến người tiêu dùng hoang mang khi sử dụng các sản phẩm của Tâm Bình, băn khoăn về công dụng cũng như xuất xứ của sản phẩm. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của người tiêu dùng.

Để sản phẩm đến được với đông đảo người tiêu dùng, bên cạnh chất lượng sản phẩm còn là uy tín mà chủ doanh nghiệp đã tạo dựng. Việc lựa chọn sản phẩm là quyền của người tiêu dùng song việc định hướng để người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm của mình cần sự khéo léo của doanh nghiệp.

Câu chuyện người tiêu dùng nhầm lẫn giữa hai thương hiệu Tâm Bình và Bà Giằng xuất hiện ngay từ khi thương hiệu Tâm Bình ra mắt người tiêu dùng, bởi lẽ đó thông tin về việc Bà Giằng chưa chuyển nhượng thương hiệu một lần nữa gây hoang mang cho người tiêu dùng  trong việc lựa chọn các sản phẩm của Tâm Bình?

Tâm Bình - Bà Giằng: Vì sao người tiêu dùng nhầm lẫn

Công ty DP Tâm Bình khi cho đăng bài về hoạt động của công ty vẫn dùng thương hiệu Tâm Bình – Bà Giằng

Luật bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng quy định: Người tiêu dùng được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

Theo Nguoitiedung