Tết Đoan Ngọ trong văn hóa Việt Nam

Hằng năm, đến ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, người dân Việt Nam lại tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ. Đây là phong tục tồn tại từ lâu trong văn hóa Việt Nam, tuy nhiên không phải người dân Việt nào cũng thật sư biết ý nghĩa của ngày này.

Tết Đoan Ngọ được gọi là ngày Tết Đoan Dương. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa.

Người Việt Nam gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, tức là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng. Tại Trung Quốc, người dân gọi ngày này là Tết Trùng Ngũ hay Đoan ngũ.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ của người Việt

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được xem là ngày diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên, là ngày các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau ăn bữa cơm thân mật. Dân gian gọi ngày này là giết sâu bọ vì thời điểm này là trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh, họ sẽ tiến hành tục trừ trùng với nhiều cách thức khác nhau.

Truyền thuyết kể rằng, vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Người nông dân đau đầu không biết làm cách nào để giải được nạn sâu bọ, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh ú, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ bị diệt sạch. Ông lão còn dặn dò: sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta dặn dò thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày Tết diệt sâu bọ, có người gọi đó là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Món ăn đặc biệt trong ngày Tết Đoan Ngọ

Ở miền Nam, bánh ú nước tro là món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Tết Đoan Ngọ trong văn hóa Việt Nam

Ngoài ra, chè trôi nước cũng là một món ăn đặc trưng của người dân miền Nam trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Tết Đoan Ngọ trong văn hóa Việt Nam

Miền Bắc, món bánh gio chấm mật mía được ưa chuộng. Thật ra, bánh gio là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở cả ba miền, mỗi nơi lại có một tên gọi khác nhau mà bạn thường nghe cái tên bánh tro cũng chính là nó và cách biến tấu cũng khác nhau.

Tết Đoan Ngọ trong văn hóa Việt Nam

Chè kê là món ăn đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế.

Tết Đoan Ngọ trong văn hóa Việt Nam

                                                                                                                Thanh Vy (TH)