Thường xuyên thấy tay chân lạnh cóng, cẩn trọng với 5 căn bệnh nguy hiểm

 Chân tay bị lạnh không chỉ liên quan đến việc nhiệt độ môi trường xuống thấp mà nó còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm.

Thiếu máu

Khi số lượng hồng cầu giảm, huyết sắc tố xuống mức dưới bình thường, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái thiếu máu. Nó làm cho khả năng cung cấp oxy của máu giảm xuống và dẫn tới việc chân tay thường xuyên bị lạnh.

Rối loạn nội tiết

Hệ thống nội tiết đóng vai trò quan trọng trong chức năng trao đổi chất của cơ thể. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến thân nhiệt. Trong một số trường hợp, chân tay lạnh có thể liên quan đến suy giáp. Khi lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ, nó có thể liên quan đến việc tuyến giáp hoạt động không hiệu quả.

thuong-xuyen-thay-tay-chan-lanh-cong-can-trong-voi-5-can-benh-nguy-hiem

Hội chứng Raynaud 

Người mắc hội chứng Raynaud (hiện tượng co thắt của các động mạch làm giảm dòng máu nuôi mô cơ quan) sẽ gặp hiện tượng chân tay lạnh và tái. Hội chứng này khiến phản xạ tự điều tiết của cơ thể trở nên quá nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài từ đó làm các ngón tay, ngón chân dễ bị tím tái.

Khi trời lạnh trở, chúng dễ bị sưng đỏ. Hội chứng Raynaud có thể đi kèm theo bệnh thứ phát là phong thấp.

Suy thận

Thận yếu cũng có thể khiến tay, chân bị lạnh. Người bị suy thận có thể cảm thấy có cơn ớn lạnh như bị gió thổi. Dù ở trong ngày nóng bức thì người bệnh cũng cảm thấy chân tay lạnh buốt, có khi cơn lạnh lan tới đầu gối và khủy tay.

Ngoài ra, suy thận còn có một số biểu hiện như đau ngang thắt lưng, đi tiểu nhiều hơn 8 lần vào ban ngày, tiểu đêm, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi...

Tai biến

Tai biến mạch máu là bệnh thường gặp ở người bước vào độ tuổi trung niên, đặc biệt là nam giới. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể bị đau bắp chân, da gan bàn chân lạnh, đau nhức khi di chuyển, khi nghỉ ngơi thì hết đau. Sang giai đoạn nặng hơn, da tay, chân bị tím tái kèm theo hiện tượng rụng tóc, giảm trí nhớ.

Thanh Huyền

Theo Khoevadep

---------

Xem thêm:

Tiền ung thư gan "không đau", xuất hiện "1 ngứa, 2 hôi và 2 đỏ" cần đi khám gan ngay

Ung thư gan đã dần trở thành căn bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh ung thư, tỷ lệ mắc bệnh thậm chí còn tăng lên hàng chục nghìn người mỗi năm, chính vì vậy, ung thư gan trở thành căn bệnh gan mà nhiều người cần đề phòng.

Lý do tại sao ung thư gan tăng cao, thực sự liên quan chặt chẽ đến các đặc tính của gan. Gan khác với dạ dày và ruột, là cơ quan "câm" của cơ thể con người, không có dây thần kinh cảm giác đau nên nhiều người giai đoạn tiền ung thư gan không bị đau, ngứa, để đến khi phát hiện ra bệnh thì đã ở mức nghiêm trọng.

Một khi có hiện tượng "1 ngứa, 2 hôi và 2 đỏ" thì hãy kiểm tra gan kịp thời.

Một ngứa

Da bị ngứa

Tiền ung thư gan không đau, xuất hiện 1 ngứa, 2 hôi và 2 đỏ cần đi khám gan ngay - Ảnh 1.
 

Ảnh minh họa

Gan là cơ quan phân hủy độc tố của cơ thể, nếu xảy ra bệnh, chức năng phân hủy độc tố sẽ giảm, khiến chất độc lưu thông trong máu, lắng đọng và tích tụ ở một số nơi trong cơ thể, cuối cùng kích thích da lên mạch máu, gây ngứa.

Hai hôi

1. Hôi miệng : Hôi miệng là đặc điểm dễ nhận thấy của bệnh nhân mắc bệnh gan, biểu hiện sinh lý của các chất độc mà gan không phân hủy được, một phần chuyển hóa thành khí sau đó thải ra ngoài cơ thể theo đường hô hấp của con người.

tien-ung-thu-gan-khong-dau-xuat-hien-1-ngua-2-hoi-va-2-do-can-di-kham-gan-ngay

Ảnh minh họa

2. Mùi mồ hôi khó chịu: Các chất độc không phân hủy được gây ngứa da, khi cơ thể con người đổ mồ hôi thì các chất độc này sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể, do có quá nhiều chất độc nên dễ gây ra mùi hôi khó chịu.

Hai đỏ

1. Xuất hiện các nốt đỏ giống hình nhện trên da mặt và cổ: Sau khi bị ung thư gan, trên bề mặt da của nhiều người sẽ xuất hiện những nốt giống hình nhện, đây là biểu hiện của việc gan không có khả năng ức chế sự phát triển của estrogen trong cơ thể, khiến hormone kích thích mao mạch chủ yếu xuất hiện ở mặt và cổ.

tien-ung-thu-gan-khong-dau-xuat-hien-1-ngua-2-hoi-va-2-do-can-di-kham-gan-ngay

Ảnh minh họa

2. Đỏ gan bàn tay: Ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân là tình trạng biến màu đỏ thẫm ở lòng bàn tay bàn chân. Biểu hiện này có thể gặp trong nhiều loại bệnh gan nhưng hay gặp nhất là viêm gan do rượu bia và xơ gan. Nguyên nhân gây rối loạn thăng bằng androgen của cơ thể dẫn đến giãn mạch khu trú và nổi ban đỏ.

Các loại trà giúp bảo vệ gan

Trà cây chùm ngây

Trà Cây chùm ngây có chứa nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol giúp tăng cường khả năng thải độc gan, chống lại quá trình ngộ độc, chống oxy hóa và giảm tổn thương gan.

Trà xanh tươi

Đây là một thức uống quen thuộc với nhiều người nhưng bạn có biết lá trà xanh tươi có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Trà xanh có khả năng thanh lọc cơ thể, giải độc gan hữu hiệu, chất catechin có trong lá trà có tác dụng hỗ trợ chức năng gan, xử lý và đào thải các độc tố ra bên ngoài. Uống trà xanh mỗi ngày sẽ giúp chức năng tiêu hóa tốt hơn, tăng cường thải độc và làm cho cơ thể thấy khỏe mạnh hơn.

Trà gừng giúp giải độc gan

tien-ung-thu-gan-khong-dau-xuat-hien-1-ngua-2-hoi-va-2-do-can-di-kham-gan-ngay

Ảnh minh họa

Chất gingerol có trong gừng là một chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự tích béo trong gan, điều trị gan nhiễm mỡ đồng thời thanh nhiệt, giải độc gan. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng, thái lát mỏng, cho vào tách vài lát gừng, cho nước sôi vào đợi một lát là có thể thưởng thức được.

Trà hoa cúc

Hoa cúc là cây thuốc có vị ngọt đắng, tính mát, hay được dùng trong nhiều bài thuốc của đông y và trong đời sống hàng ngày. Người ta hay dùng hoa cúc để nấu các loại nước sâm để uống thanh nhiệt cơ thể. Công dụng của trà hoa cúc là thanh nhiệt cơ thể giải độc gan, mát gan. Loại trà này rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.

Nhìn chung trà hoa cúc dùng được cho nhiều người nhất là những ai mắc chứng mất ngủ, hay tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, môi trường có bức xạ điện từ.

Loại trà này giúp chúng ta ngủ ngon, cơ thể bớt căng thẳng, ngăn ngừa ung thư, huyết áp thấp, chữa đau bụng kinh,…Với giá thành rẻ nên bạn có thể dùng loại trà này hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài việc uống trà, có hai điểm cần lưu ý để bảo vệ gan

1. Thường xuyên tập thể dục

tien-ung-thu-gan-khong-dau-xuat-hien-1-ngua-2-hoi-va-2-do-can-di-kham-gan-ngay

Ảnh minh họa

Dựa vào gan để phân hủy các chất độc trong cơ thể không đủ để phân hủy hoàn toàn, do đó, tập thể dục có thể giúp gan đào thải chất độc ra ngoài, giảm gánh nặng cho gan, có lợi cho sức khỏe của gan.

2. Duy trì một thái độ tốt

Y học cổ truyền Trung Quốc nói rằng tức giận làm tổn thương gan, những người thường xuyên mất bình tĩnh có thể dễ dàng gây ra tổn thương gan, vì lý do này, giữ một thái độ tốt là yêu cầu cơ bản để có một lá gan khỏe mạnh, và có một thái độ tốt cũng có lợi cho sự phục hồi của gan.

Nước vối có rất nhiều lợi ích nhưng nếu làm những điều này khi uống nó có thể biến thành chất độc

Theo Sohu/PL&BĐ