Tiền hai mặt nhưng chỉ một mệnh giá, người một mặt sao lại hai lòng?

Cổ nhân từng dạy rằng: "Vẽ hổ vẽ da chẳng vẽ được xương, nhìn người biết mặt khó biết lòng". Quả thật, còn điều gì khó nhất trên đời hơn là thấu được lòng người.

Tiền hai mặt nhưng chỉ một mệnh giá, người một mặt sao lại hai lòng?

Tục ngữ có câu: “Thức lâu mới biết đêm dài, chơi lâu mới biết là người cố nhân”. Thật vậy, trong vấn đề nhìn người, cần phải có thời gian để quan sát, kiểm chứng mới có thể đánh giá tương đối đúng bản chất của một người. Trải qua bao thăng trầm, cổ nhân đã đúc kết cho mình nhiều bài học quý báu trong cách nhìn việc, nhìn người và qua bao đời đến nay vẫn còn cực kỳ hữu dụng. 

Tiền hai mặt nhưng chỉ một mệnh giá, người một mặt sao lại hai lòng?

Trang Tử đã từng dạy rằng: “Lòng người ta nham hiểm hơn núi sông, khó biết hơn là biết trời. Trời thì hàng năm còn có xuân, hạ, thu, đông, hàng ngày còn có buổi sáng, buổi tối, ta do đấy mà biết được. Đến như người ta thì có kẻ ngoài rõ như cẩn hậu mà bên trong thật kiêu căng, có kẻ trong rõ thật tài giỏi mà ngoài coi ra ngu độn, có kẻ ngoài rõ như vững vàng, thư thái mà trong cuốn rối nóng nảy. Tâm tính bên trong, diện mạo bên ngoài trái nhau khó lường…”.

Lời dạy ấy quả không sai, con người ta tuy hình hài không mấy khi thay đổi, nhưng trong tâm thường lại thay đổi xoành xoạch. Vậy nên khiến cho người ta dễ lầm tưởng, thật thật, giả giả khó mà phân biệt. Suy từ truyện cổ sau đây sẽ giúp chúng ta minh tỏ được phần nào:

Trong Truyện Lã Tử có một câu chuyện kể rằng:

Ở một ngôi làng nọ có cái gò hoang, gọi là Gò Quỷ, có giống quỷ lạ trốn ở đó. Nó thường bắt chước làm con cháu, anh em nhà người ta giống lắm… Có ông trưởng giả gần vùng ấy, một hôm trở về, chén say lướt khướt. Lúc ông đi qua gò ấy, con quỷ bèn biến hình làm con ông ta, tay ôm tay đỡ, dìu dắt… nhưng miệng lại lẩm bẩm nhiếc móc đủ điều.

Trưởng giả về nhà lúc tỉnh rượu, gọi con ra mắng: “Ta là cha mi, ta có điều gì ác nghiệt mà lúc ta say mi lại nỡ mỉa mai, mắng nhiếc ta như vậy!”.

Người con than khóc, lạy cha thưa rằng: “Oan cho con quá! Thật con không dám như thế bao giờ. Con nghe đâu ở ngoài gò hoang có giống quỷ lạ, nó khéo bắt chước hiện lên làm người, có lẽ do nó làm chăng”.

Trưởng giả tức giận đi dò hỏi, thì quả nhiên thấy dân làng kháo nhau có giống quỷ hay làm ra như thế thật, ông định bụng hễ gặp giống quỷ này thì sẽ không nương tay. Ít lâu sau, ông lại đi đánh chén say khướt mới về. Người con lo cha lại gặp phải quỷ quấy nhiễu, bèn xăm xăm đi đón. Trưởng giả trông thấy rõ là con mình, nhưng lại cho là lũ quỷ biến hình, liền tuốt gươm đâm…

Tiền hai mặt nhưng chỉ một mệnh giá, người một mặt sao lại hai lòng?

Người đời vẫn thường nói rằng, cái trò đời, đã gian, thường lại ngoan, kẻ gian phi đã rắp tâm lừa người thì dùng trăm phương, nghìn kế giả bộ như thật để ai mắc lừa vẫn định bụng tin cẩn.

Người xưa có câu: “Vẽ hổ vẽ da khó vẽ xương, biết người biết mặt khó biết lòng". Người ta chỉ một làn da bọc xương, cái vỏ mỏng manh là vậy mà ai đã chắc biết được ai! Sông sâu có thể dò, núi cao có thể đo, chứ lòng người là thứ ẩn phục bên trong, lấy gì mà cân nhắc cho được?

Trong ngoài thường khi trái hẳn nhau, cho nên hễ có nghi ngờ điều gì thì phải để cái trí sáng suốt mà nhận định, chớ vội vàng phán xét, giống như ông trưởng giả trong câu chuyện trên: Thấy quỷ lại nhận lầm là con, rồi vội vàng hành động, giết con lại cho đó là quỷ.

“Vẽ hổ vẽ da khó vẽ xương, biết người biết mặt khó biết lòng" cũng là triết lý cuộc sống ý nghĩa, khuyên chúng ta không nên đánh giá người khác thông qua hình thức bên ngoài, biết người thì biết mặt chứ không thể biết lòng dạ người ấy như thế nào.

Tiền hai mặt nhưng chỉ một mệnh giá, người một mặt sao lại hai lòng?

Tuy vẻ ngoài của mỗi người cũng phản ánh được phần nào nét đẹp nội tâm bên trong, vì "tâm sinh tướng". Nhưng đó chỉ là phần ít ỏi, để biết được bản chất con người là tốt hay xấu, nhân đạo hay gian ác, cần xem hành động, đối xử của người ấy với mọi người xung quanh như người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới…

Vậy nên, chúng ta hãy bỏ qua định kiến chỉ đánh giá con người vội vàng qua bề ngoài, như người Việt ta xưa nay vẫn thường nói: “Dò sông dò biển dễ dò. Đố ai lấy thước mà đo lòng người” hay “Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong” là vậy!

Ảnh: Internet

Theo Bestie