Vì sao website "ảm đạm" sau khi thiết kế: Lý giải của chuyên gia

Hơn 30% người chủ website nhận bàn giao sau thiết kế “để đó, không dùng”, 45% chọn giải pháp “đập đi làm lại” hoặc thuê đơn vị khác chỉnh sửa lỗi bố cục – kỹ thuật – nội dung. “Tại sao sau thiết kế, website không có khách hàng” là vấn đề hiên nay rất nhiều người kinh doanh đang rơi vào vòng luẩn quẩn.

Vì sao website “ảm đạm” sau khi thiết kế: Lý giải của chuyên gia

1001 nguyên nhân không có khách

Có thể nói, chưa khi nào việc sở hữu website lại dễ dàng như hiện nay. Chỉ cần bỏ ra vài triệu thậm chí vài trăm nghìn, người kinh doanh ngay lập tức sở hữu được một website. Nhưng cũng chính vì vậy mà, vấn đề làm sao để web thu hút khách hàng trở nên vô cùng nan giải.

“Người mua hàng chỉ có 5s đầu tiên để quyết định tìm hiểu thông tin của website hay thoát ra. Vì vậy, trong “tích tắc” ít ỏi này, website nếu không bộc lộ được sự chuyên nghiệp, hấp dẫn để “giữ chân” người xem thì sản phẩm – dịch vụ dù tốt, giá cả hợp lý cũng vắng bóng khách”. Đây là lời lý giải của anh Huỳnh Ngọc Duy, chuyên gia đồng thời là chủ dự án cung cấp giải pháp thiết kế website và hỗ trợ kinh doanh trực tuyến trọn gói uy tín tại Việt Nam hiện nay (chili.vn) nói về thực trạng trên.

Anh cũng chỉ ra rằng, những nguyên nhân phổ biến khiến cho các website đi vào hoạt động không mang lại hiệu quả thường rơi vào nhóm chính như sau:

Thứ nhất, khách hàng có sản phẩm - dịch vụ tốt, nhưng bố cục website, nội dung hay hình ảnh không nêu bật được độ hấp dẫn cũng như cần thiết. Thường đa số hay mắc vào lỗi cơ bản là bố cục web tràn lan, không có tính khoa học, thông tin nội dung vừa thừa vừa thiếu, không đưa ra đúng và đủ thông tin cho khách hàng tham khảo để quyết định.

Thứ hai, sản phẩm, dịch vụ khách hàng có thể rất hay, hình đẹp, bố cục tốt nhưng khách vào web không thấy tin tưởng nên không đặt hàng. Trong trường hợp này, nguyên nhân thường là do người tạo web chưa hiểu đúng tâm lý khách hàng, thậm chí đôi lúc hiện đại quá mức cần thiết. 

Thứ ba, có nhiều website tốt về bố cục, nội dung, khách hàng có thể rất ưng sản phẩm dịch vụ nhưng các chức năng kỹ thuật hỗ trợ lại yếu kém.  Đơn giản như khách muốn liên hệ qua email trước, nhưng không tìm được form gửi hoặc form gửi quá phức tạp, yêu cầu nhiều thông tin không cần thiết. Hay các kênh thanh toán chuyển tiền..v.v…

Vì sao website “ảm đạm” sau khi thiết kế: Lý giải của chuyên gia

Website hiệu quả: sau “đẻ” phải biết “nuôi”

Thực tế để tạo một website trực tuyến thành công là một công việc khó, vừa đòi hỏi trình độ, vừa có sự kiên trì, từ khâu thiết kế đến đưa vào hoạt động, vận hành.

Ở giai đoạn thiết kế, người làm website ngoài sự am hiểu về kỹ thuật chuyên ngành còn phải có tư duy marketing, biết áp dụng nhiều bí quyết, sự sáng tạo để website có được sự thân thiện với khách hàng như chăm chút trang chủ kỹ lưỡng từ việc tạo dòng tiêu đề hấp dẫn, đánh trúng thị hiếu người dùng, tạo màu sắc bắt mắt, đưa những sản phẩm – dịch vụ ưu việt lên đầu trang… cho đến những chi tiết nhỏ như lược bỏ công đoạn không quan trọng, bắt người dùng điền quá nhiều thông tin khi muốn tương tác với người bán, hay hiển thị chuỗi các sản phẩm tương tự, cùng nhu cầu cho người mua không phải bấm nút “back” để trở ra trang chủ..v.v…

Tuy nhiên, theo anh Huỳnh Ngọc Duy, điều cốt yếu nhất nằm ở việc “nuôi” website.  Đây được xem là nhân tố thực sự “kiếm khách”, mang lại doanh thu và hiệu quả cho người kinh doanh. Nhưng, đây cũng là công đoạn mà người kinh doanh hoặc coi nhẹ, hoặc chưa biết cách thực hiện.

Thậm chí, nhiều người không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào. Cộng thêm với việc, các đơn vị thiết kế web trên thị trường, đại đa số chỉ nhận hoàn thiện khâu thiết kế và hỗ trợ up nội dung ban đầu. Rất ít đơn vị chuyên nghiệp cung cấp một giải pháp thiết kế web chuyên nghiệp trọn gói, chuyên nghiệp và tổng thể tới khâu “chăm bẵm”.

“Hãy thiết kế web đi” là công thức và lời khuyên phổ biến nhất dành cho những người bắt đầu kinh doanh online. Về tác dụng, tầm quan trọng của điều này, không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, làm thế nào website hiệu quả, tránh tình trạng luẩn quẩn “xây”- sửa – hay”xây” xong lại “đập” đi làm lại, thì người kinh doanh cần có sự cẩn trọng, tính toán kỹ lưỡng.

Hãy tìm kiếm các đơn vị có năng lực tư vấn tốt, không nên tham rẻ hay có khái niệm làm web “chộp giật”, tạm thời. Bởi điều này không chỉ tiêu tốn kinh phí, thời gian mà còn khiến chính người kinh doanh lâm vào tình trạng bế tắc, không biết tháo gỡ ở đâu, sản phẩm – dịch vụ hay website.

Theo Tường Châu (BVPL)