Cận cảnh cuộc sống thường nhật của người dân thôn Hạ Lôi (Mê Linh) bị phong tỏa bởi ca bệnh 243

10 ngả ra vào thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội) đều được chốt chặn, bảo vệ nghiêm ngặt. Người dân thì chuẩn bị tư trang để sẵn sàng lên đường nếu thuộc diện cách ly tập trung.

Thôn Hạ Lôi rất rộng, có 9 xóm, với khoảng 10.872 nhân khẩu, tuy nhiên, do liên quan đến ca bệnh COVID-19 thứ 243 (BN243) nên tại cuộc họp BCĐ phòng chống dịch thành phố, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã giao UBND huyện Mê Linh quyết định phong tỏa toàn bộ thôn này để cách ly, theo dõi và dập dịch. 

 Sáng 8/4, quyết định phong tỏa chính thức được ban hành. Theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, 10 lối ra vào thôn Hạ Lôi đều được lực lượng liên ngành gồm công an, y tế, dân quân, quân đội, thanh niên xung phong túc trực 24/24.

can-canh-cuoc-song-thuong-nhat-cua-nguoi-dan-thon-ha-loi-me-linh-bi-phong-toa-boi-ca-benh-243
 
can-canh-cuoc-song-thuong-nhat-cua-nguoi-dan-thon-ha-loi-me-linh-bi-phong-toa-boi-ca-benh-243

Trong những ngày đầu phong tỏa, thông tin về công tác phòng, chống dịch COVID-19 không chỉ được tuyên truyền đến người dân bằng loa phát thanh, mà lực lượng liên ngành túc trực cũng thường xuyên yêu cầu người dân chấp hành quy định.

can-canh-cuoc-song-thuong-nhat-cua-nguoi-dan-thon-ha-loi-me-linh-bi-phong-toa-boi-ca-benh-243

Công tác phun khử khuẩn được lực lượng liên ngành tiến hành thực hiện trên toàn bộ khu vực thôn Hạ Lôi. Thậm chí là yêu cầu mọi người dân mở cửa để phun cả trong nhà.

can-canh-cuoc-song-thuong-nhat-cua-nguoi-dan-thon-ha-loi-me-linh-bi-phong-toa-boi-ca-benh-243

Trong những ngày đầu phong tỏa, công tác sàng lọc người dân để phân loại F1, F2, F3 được các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện.

can-canh-cuoc-song-thuong-nhat-cua-nguoi-dan-thon-ha-loi-me-linh-bi-phong-toa-boi-ca-benh-243

Lối vào thôn Hạ Lôi vắng lặng, bình yên trong ngày đầu phong tỏa.

can-canh-cuoc-song-thuong-nhat-cua-nguoi-dan-thon-ha-loi-me-linh-bi-phong-toa-boi-ca-benh-243

Công tác sàng lọc các F1, F2 và F3 liên quan đến bệnh nhân số 243 được thực hiện liên tục.

can-canh-cuoc-song-thuong-nhat-cua-nguoi-dan-thon-ha-loi-me-linh-bi-phong-toa-boi-ca-benh-243
 
can-canh-cuoc-song-thuong-nhat-cua-nguoi-dan-thon-ha-loi-me-linh-bi-phong-toa-boi-ca-benh-243

Đặc biệt là thường xuyên sát khuẩn khu vực tay để đảm bảo an toàn sau khi tiếp xúc với các bề mặt.

can-canh-cuoc-song-thuong-nhat-cua-nguoi-dan-thon-ha-loi-me-linh-bi-phong-toa-boi-ca-benh-243

Phía bên trong khu vực cách ly, mọi hoạt động sinh hoạt của người dân diễn ra như thường nhật.

can-canh-cuoc-song-thuong-nhat-cua-nguoi-dan-thon-ha-loi-me-linh-bi-phong-toa-boi-ca-benh-243

Nhiều người dân sinh sống phía bên trong hàng rào phong tỏa đã đến trạm y tế xã và khu vực quy định để thực hiện khai báo y tế. Thậm chí, nhiều người còn chuẩn bị cả hành lý, tư trang để sẵn sàng lên đường nếu thuộc diện phải cách ly tập trung.

Lịch trình di chuyển của bệnh nhân 243:

Ngày 06/4, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, trường hợp này có yếu tố liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai. Do không có biểu hiện của bệnh nên bệnh nhân này đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người.

-Theo đó, sáng 12/3, bệnh nhân 243 (trú tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh) có đưa vợ đi khám tại Khoa Khám bệnh – phòng khám Miễn dịch dị ứng (Bệnh viện Bạch Mai).

Tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân có đưa vợ đi vào nơi khám, lấy máu xét nghiệm, siêu âm và mua thuốc theo kê đơn của bác sĩ khám.

Trong quá trình chờ kết quả xét nghiệm, vợ chồng bệnh nhân có sang ăn trưa (lúc 10 giờ 30) tại quán cơm bình dân số 31 ngõ 75 Giải Phóng (lúc ăn cơm chỉ có 2 vợ chồng), vợ chồng bệnh nhân không mua đồ hay đến nhà ăn của Bệnh nhân Bạch Mai.

- Sau khi khám, được bác sĩ kê đơn và mua thuốc, bệnh nhân đưa vợ về đến nhà lúc hơn 12 giờ ngày 12/3 bằng xe máy. Trong quá trình đi khám tại bệnh viện, bệnh nhân nói có đeo khẩu trang.

-Trong 2 ngày từ sáng 14/3 đến trưa 15/3, bệnh nhân có đi ăn cưới con anh trai gần nhà, bệnh nhân đã đi tiếp khách rất nhiều mâm cỗ.

-Sau khi làm lễ đón dâu, đến trưa ngày 15/3, bệnh nhân có đi ăn giỗ tại nhà mẹ vợ (cùng thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh), có tiếp xúc với nhiều người trong gia đình, có người đã 97 tuổi. Hiện danh sách tiếp xúc đang tiếp tục được điều tra thêm.

- Từ sau đó đến 21/3 bệnh nhân ở nhà và chỉ tiếp xúc với những người trong gia đình và nhà 2 anh trai liền cạnh. Khi ra khỏi nhà bệnh nhân thường đeo khẩu trang vải.

- Ngày 21/3, bệnh nhân có cảm giác đau mỏi người, ngấy sốt (không cặp nhiệt độ), bệnh nhân nghĩ bị cảm cúm nên đã ra hiệu thuốc gần nhà mua 1 vỉ thuốc cảm cúm về uống (không nhớ tên thuốc). Sau uống 1 ngày bệnh nhân thấy đỡ mỏi, không sốt.

- Từ ngày 22 đến 26/3 và từ 3 đến 4/4 bệnh nhân có đi giao hoa tại chợ hoa Quảng Bá – Tây Hồ vào buổi tối, khi đi có đeo khẩu trang thường xuyên. Không có biểu hiện bất thường về sức khỏe.

- Trong những ngày này, bệnh nhân đã tiếp xúc với nhiều người trong gia đình do làm công việc thu mua hoa, gói hoa tại nhà trước khi giao bán buôn tại chợ hoa Quảng Bá.

- Trong các ngày từ 20 – 22/3, bệnh nhân có đến chơi tại một số nhà bạn bè trong cùng thôn. Danh sách những người này đã được lập đầy đủ.

- Ngày 30/3, sau khi nghe được thông tin những người đã đến Bệnh viện Bạch Mai từ 10 – 28/3/2020 cần phải khai báo y tế, bệnh nhân đã chủ động gọi điện ra Trạm Y tế xã, qua đó Trạm y tế đã lập danh sách được 25 người trong xã đã từng đến Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian trên.

Hiện tất cả đã được lấy dịch ngoáy họng gửi CDC Hà Nội, một số ca đang chờ kết quả. Do thời điểm khai báo đã qua 14 ngày nên bệnh nhân đã được Trạm Y tế hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà.

- Ngày 2/4, bệnh nhân đi tảo mộ sau đó có ăn trưa cùng 4 người khác trong họ (đã lập danh sách đầy đủ). Trong thời gian từ 2– 5/4, bệnh nhân có tiếp xúc với những người trong gia đình và nhà 2 anh trai liền kề, sửa xe máy nhà đối diện, đi mua mỳ tôm, bả dính chuột tại nhà gần nhà. Danh sách những người tiếp xúc gần đã được lập đầy đủ.

-Trưa ngày 4/4, cháu dâu bệnh nhân 25 tuổi đang mang thai và có biểu hiện sảy. Bệnh nhân đã đưa cháu dâu, cháu trai đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên, tại đây bệnh nhân có tiếp xúc với bác sĩ Phó trưởng Khoa Sản.

- Sau khi thăm khám, BS tại Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên giải thích gia đình chuyển thai phụ đến Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đi xe gia đình. Bệnh nhân lúc đó cùng một số người là bố mẹ đẻ, người nhà (khoảng 5 người). Từ 16h30 – 17h00, bệnh nhân có tiếp xúc với bác sĩ khám bệnh cho cháu dâu tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, trong quá trình này bệnh nhân có đeo khẩu trang.

- Đến 17h ngày 5/4, bệnh nhân cùng em trai đi ra Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (đi xe máy), tại đây bệnh nhân có tiếp xúc với bác sỹ lúc 20h30 (không nhớ tên). Trong thời gian tại bệnh viện, bệnh nhân chủ yếu ngồi ở phòng chờ đến 23h30 thì bệnh nhân về nhà.

Bảo Loan

Theo GiaDinh

------------

Xem thêm:

+Trung Quốc bất ngờ phong tỏa một thành phố biên giới

+Chủ nhân máy “ATM nhả gạo” nói gì khi có nhóm "nhận gạo chuyên nghiệp", tranh phần của bà con nghèo?

+Suốt 1 tháng, lần đầu tiên Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ

------------