Ngoài bánh Trung thu, đây là thứ không thể không mua để cúng rằm tháng tám

Rằm tháng tám (hay còn gọi là Tết Trung thu) trong quan niệm của người Việt là ngày Tết đoàn viên, biểu tượng của sự sum họp, vui vầy. Vì vậy, trong ngày này, các thành viên trong gia đình thường quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên.

Tết Trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân,... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày Tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ.

Tết Trung thu là phong tục thể hiện ý nghĩa của chăm sóc, báo hiếu, biết ơn, tình thân hữu, đoàn tụ và của thương yêu. Vì thế, từ xa xưa người Việt rất coi trọng việc sắm lễ, trang trí mâm cỗ và cách khấn vái gia tổ gia tiên.

Nhắc đến lễ cúng Trung thu không thể không nhắc đến bánh Trung thu. Năm nay dòng bánh sử dụng 100% nguyên liệu tự nhiên và sử dụng đường không năng lượng, đảm bảo chỉ số đường huyết thấp thu hút người tiêu dùng. Dù giá một số nguyên liệu tăng nhưng nhiều cơ sở vẫn giữ giá bánh như năm 2017 với giá từ 250.000 - 500.000 đồng/hộp 4 chiếc.

Ngoài bánh Trung thu, đây là thứ không thể không mua để cúng rằm tháng tám

Bánh Trung thu là một món không thể thiếu trên mâm cỗ cúng Rằm.

Ngoài ra, việc chuẩn bị một mâm cỗ truyền thống để cúng Rằm là không thể thiếu. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều dịch vụ chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm giúp cho những người bận rộn nhưng vẫn muốn có một mâm cỗ đầy đặn để cúng gia tiên đã sôi động từ đầu tháng 8 âm lịch.

Nhiều gia đình mạnh tay chi tiền sắm lễ cúng rằm rất to, nhiều mâm cỗ chay cũng lên đến cả vài triệu đồng.

Ngoài bánh Trung thu, đây là thứ không thể không mua để cúng rằm tháng tám

Nhiều gia đình mạnh tay chi tiền sắm lễ cúng rằm rất to.

Chị Kim Oanh (ở Cầu Diễn, Hà Nội) cho biết, do công việc bận rộn nên đến sát ngày vợ chồng chị mới có thời gian đi đặt cỗ chay “cấp tốc” tại một cửa hàng cỗ chay với giá khá cao. Tính một mâm cỗ hơn chục món cũng có giá vài triệu đồng.

Chị Oanh bật mí, mâm cỗ mà chị đặt thuộc hàng “thượng lưu” theo phân loại của nhà hàng, với 15 món chay như: Súp yến, cá thu sốt giá 98.000 đồng/tô, gà đen rang muối giá 120.000 đồng/đĩa, trứng hấp 45.000 đồng/10 quả, giò lụa 45.000 đồng/đĩa, sườn xào chua ngọt 85.000 đồng/đĩa, đậu phụ sốt cà chua 35.000 đồng/đĩa cùng nhiều món khác nữa giá lên đến hơn 2 triệu đồng. Chị không quên giải thích tất cả đều được làm bằng bột mì nhưng gọi bằng tên các món như vậy để cho sang mâm cỗ.

Ngoài bánh Trung thu, đây là thứ không thể không mua để cúng rằm tháng tám

Cỗ chay giờ đây đã không còn đơn thuần là rau, dưa, củ quả luộc mà cũng cần cầu kỳ hơn với những món ăn phong phú, đầy màu sắc không kém cỗ mặn.

“Tôi thấy khá tiện lợi cho dịch vụ đặt cỗ, thức ăn đang ngày càng nở rộ. Thông thường, mọi khi cúng lễ rơi vào ngày đi làm, tôi rất lo lắng, tất tả đi chợ, hì hục vào bếp, thậm chí phải xin cơ quan nghỉ 1/2 ngày để lo liệu thì nay, mọi thứ trở nên rất đơn giản mà món ăn lại hấp dẫn, đẹp mắt với nhiều sự lựa chọn”, chị Thu Hà (Hoàng Văn Thái, Hà Nội) chia sẻ.

Dịp này, gia đình chị cũng quyết định cúng rằm 1 mâm cỗ chay với giá 900.000 đồng gồm các món: Nem chay, gà chay sốt nấm, canh nấm chay, xào ngũ sắc, sa lát xoài nấm, xôi vò hạt sen, đậu phụ tẩm bột chiên giòn, chả hải sản chay.

Chị Mộng Mơ (một người chuyên nhận làm mâm cúng rằm tháng Giêng trên mạng) cho biết: “Tết Trung thu là ngày Tết đoàn viên nên nhiều gia đình đều cúng rất sung túc nhằm thể hiện lòng biết ơn, kính trọng. Chính vì vậy mà vài năm gần đây, tôi chuyên nhận đặt làm mâm cỗ cúng, mỗi mùa ước chừng cũng vài trăm mâm".

Chia sẻ về dịch vụ nấu cỗ, làm món theo nhu cầu của khách, chuyên gia ẩm thực Nguyễn Quang Việt nói: “Bây giờ, dịch vụ đặt cỗ khá phát triển, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Muốn tự chuẩn bị mâm cỗ cũng khá lích kích nên nhiều người cũng chọn phương án mua sẵn cho nhanh”.

Theo GiaDinh