Tin 1/12: Dự kiến không xét tuyển đại học sớm với mọi phương thức; thực hư thông tin hàng loạt trẻ sơ sinh được di chuyển trong đêm để điều tra nghi án đẻ thuê

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến, năm 2023 xét tuyển đại học một đợt với mọi phương thức nhằm rút ngắn thời gian tuyển sinh; Lực lượng chức năng vừa đưa nhiều trẻ sơ sinh từ một chung cư cao cấp ở huyện Gia Lâm đến cơ sở y tế để làm rõ nghi án đẻ thuê.

Dự kiến không xét tuyển đại học sớm với mọi phương thức

tin-112-du-kien-khong-xet-tuyen-dai-hoc-som-voi-moi-phuong-thuc-thuc-hu-thong-tin-hang-loat-tre-so-sinh-duoc-di-chuyen-trong-dem-de-dieu-tra-nghi-an-de-thue

Ảnh minh họa (Nguồn: TTXVN)

Theo Báo cáo tại giao ban quý IV về tuyển sinh và đào tạo năm 2022, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá trình xét tuyển.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh, trong đó có thể xem xét không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022 (trừ các trường đặc thù), mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT – tuyển sinh đợt 1, rút ngắn thời gian tuyển sinh đợt 1.

Cũng theo báo cáo công tác tuyển sinh và đào tạo năm 2022 khối Đại học và Cao đẳng Sư phạm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2022, có 20 phương thức tuyển sinh đại học, trong đó có 2 phương thức chiếm tỉ lệ cao nhập học/chỉ tiêu và tỉ lệ nhập học theo các phương thức đó là phương thức thi tốt nghiệp và xét học bạ.

Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu báo cáo lương thưởng Tết trước 25/12

tin-112-du-kien-khong-xet-tuyen-dai-hoc-som-voi-moi-phuong-thuc-thuc-hu-thong-tin-hang-loat-tre-so-sinh-duoc-di-chuyen-trong-dem-de-dieu-tra-nghi-an-de-thue

Ảnh minh họa. Ảnh: Hoàng Mạnh/Dân trí.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên cả nước thực hiện chính sách tiền lương và thưởng Tết cho người lao động.

Theo đó, bộ này giao lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động phối hợp với ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và các đơn vị liên quan, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp gặp khó khăn khi bị cắt đơn hàng, giảm việc làm của người lao động.

Từ đó, các đơn vị có giải pháp phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi, phát triển thị trường lao động.

Bộ cũng yêu cầu các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cần hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn rà soát, thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với người lao động. Chẳng hạn như tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi khác đối với người lao động theo quy định.

Cạnh đó, các địa phương phải tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp; có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động, đình công phát sinh trên địa bàn.

Trường hợp có tranh chấp lao động, đình công phát sinh cần nhanh chóng nắm bắt tình hình, hỗ trợ các bên tiến hành đối thoại, thương lượng để giải quyết bất đồng. Không để đình công xảy ra kéo dài, lan truyền giữa các doanh nghiệp, gây ra tình trạng mất trật tự, an toàn xã hội, nhất là vào dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2023.

"Ngoài ra, các tỉnh cần khảo sát, nắm tình hình thực hiện quy định về lương tối thiểu, trả lương, tiền thưởng, nợ lương và kế hoạch thưởng Tết theo kết quả sản xuất, kinh doanh cho người lao động ở các doanh nghiệp… Báo cáo Bộ LĐ-TB&XH trước ngày 25-12" - Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu.

Thực hư thông tin hàng loạt trẻ sơ sinh được di chuyển trong đêm để điều tra nghi án đẻ thuê

tin-112-du-kien-khong-xet-tuyen-dai-hoc-som-voi-moi-phuong-thuc-thuc-hu-thong-tin-hang-loat-tre-so-sinh-duoc-di-chuyen-trong-dem-de-dieu-tra-nghi-an-de-thue

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội.

Tối ngày 29-11, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện những hình ảnh, video về việc nhiều cán bộ y tế phối hợp cùng lực lượng liên quan đưa nhiều trẻ sơ sinh từ một tòa chung cư ở Khu đô thị cao cấp ở huyện Gia Lâm, TP Hà Nội, đi khiến cộng đồng mạng xôn xao.

Nhiều thông tin chia sẻ cho rằng lực lượng công an bắt đường dây buôn trẻ sơ sinh, có người lại cho rằng công an bắt đường dây đẻ thuê.

Những dòng chia sẻ được trên mạng xã hội như: "Bắt đường dây buôn trẻ sơ sinh, nhìn các em bé được bế lên xe cứu thương thương thế. May mà bắt gọn cả lũ", do người dùng H.B.R. chia sẻ kèm hình ảnh.

"Ôi S207 ... vừa bắt vụ đẻ thuê à các bác ơi. Dã man 6 bé ạ. Không biết đẻ thuê hay buôn trẻ em. Sợ quá, loạn mất rồi" - người dùng Facebook có tên S.J. chia sẻ.

Liên quan đến sự việc này, đại diện Công an huyện Gia Lâm cho biết sau khi có thông tin về việc nhiều trẻ sơ sinh ở chung, thấy bất bình thường nên tổ chức kiểm tra và mời những người liên quan lên làm việc để làm rõ. "Đến bây giờ chưa thể kết luận được điều gì, chưa rõ đẻ thuê hay không, chúng tôi mới mời những người liên quan lên làm việc" - đại diện Công an huyện Gia Lâm thông tin.

Đại diện Công an TP Hà Nội cho biết sự việc đang trong quá trình điều tra, làm rõ nên chưa thể cung cấp thông tin.

Giải cứu bé gái 11 tuổi bị bố mẹ nhốt trong nhà nhiều ngày liền

tin-112-du-kien-khong-xet-tuyen-dai-hoc-som-voi-moi-phuong-thuc-thuc-hu-thong-tin-hang-loat-tre-so-sinh-duoc-di-chuyen-trong-dem-de-dieu-tra-nghi-an-de-thue

Cháu M. được lực lượng chức năng giải cứu thành công

Chiều 29/11, một lãnh đạo Công an huyện Krông Búk (Đắk Lắk) xác nhận đơn vị vừa phối hợp cùng công an xã Chư Kpô giải cứu thành công một cháu gái 11 tuổi bị bố mẹ mắc tâm thần nhốt trong nhà nhiều ngày liền.

Theo thông tin ban đầu, qua nắm bắt tình hình tại địa phương, Công an xã Chư Kpô phát hiện cháu H.N.M. bị bố mẹ ruột nhốt trong nhà, không cho ra ngoài, không cho đi học và không cho tiếp xúc với bất cứ ai.

Vị lãnh đạo công an huyện cho biết thêm, bố mẹ cháu M. được xác định có tiền sử mắc bệnh tâm thần, từng được đưa đi chữa trị. Bệnh tái phát, 2 vợ chồng đã nhốt con trong nhà, chỉ cho ăn khoai sắn qua ngày.

Trước tình hình trên, Công an huyện Krông Búk đã bố trí lực lượng phối hợp cùng công an xã ập vào nhà, khống chế bố mẹ cháu M. vào sáng nay, 29/11, để giải cứu cháu bé.

Cặp vợ chồng cũng nhanh chóng được đưa đến Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk để tiếp tục chữa trị.

Được biết, bố mẹ của cháu bé bị bệnh tâm thần. Cách đây 2 năm, cả hai cũng từng nhốt con cái trong nhà. Công an cũng đã từng phải phá cửa, ập vào nhà giải cứu người con.

Sau đó, cháu bé được giao cho người thân chăm sóc. Bố mẹ cháu sau điều trị ở bệnh viện, bệnh thuyên giảm đã về lại nhà và đón con về ở cùng.

Công an thông tin vụ bé 5 tuổi tử vong bất thường ở trường

tin-112-du-kien-khong-xet-tuyen-dai-hoc-som-voi-moi-phuong-thuc-thuc-hu-thong-tin-hang-loat-tre-so-sinh-duoc-di-chuyen-trong-dem-de-dieu-tra-nghi-an-de-thue

Trường Mầm non Tăng Bạt Hổ (Ảnh: T.T.).

Ngày 30/11, Công an thị trấn Tăng Bạt Hổ (huyện Hoài Ân) đã có báo cáo vụ việc ban đầu liên quan đến cái chết của cháu T.H.A. (5 tuổi, ở thị trấn Tăng Bạt Hổ), học sinh Trường Mầm non Tăng Bạt Hổ, xảy ra vào ngày 29/11.

Theo báo cáo ban đầu của Công an thị trấn Tăng Bạt hổ, lúc 10h10 ngày 29/11, tại Trường Mầm non Tăng Bạt Hổ, cô giáo Nguyễn Thị L. (37 tuổi), và cô Lê Thị P. (32 tuổi) đẩy xe cơm đến các lớp và sắp xếp lên bàn cho trẻ tự ăn theo quy định.

Đến 10h45 cùng ngày, sau khi ăn xong, các trẻ tự đi vào vị trí giường của mình nghỉ trưa. Đến 11h30, cô P. đi kiểm tra xem các trẻ đã ngủ hay chưa thì phát hiện cháu T.H.A. (5 tuổi, nhà ở khu phố Du Tự, thị trấn Tăng Bạt Hổ) đang nằm nghiêng, mở mắt, miệng há rộng, ói cơm.

Lúc này, cô P. có nói cháu A. đi ngủ 2 đến 3 lần nhưng không thấy bé phản ứng. Cô P. đã dùng tay kiểm tra trên trán của bé A. thì thấy trán nóng nên đã gọi cô giáo khác đến sơ cứu.

Sau khi sơ cứu cho cháu A. một lúc không thấy có dấu hiệu gì nên cô Nguyễn Thị Hoàng Y. đã chở bé A. đến Trung tâm Y tế huyện Hoài Ân cấp cứu. Đến 11h50 cùng ngày, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Hoài Ân khám và kết luận cháu A. đã tử vong.

Nguyên nhân vụ việc đang được Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ.

TikToker Nờ Ô Nô bị phạt 7,5 triệu đồng

Chiều 29/11, ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM cho biết, đơn vị đã ra quyết định xử phạt Phạm Đức Tuấn, 26 tuổi chủ tài khoản Tiktok Nờ Ô Nô về hành vi Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; theo Điểm b khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020. Trước đó, tài khoản có hơn 600.000 lượt theo dõi đã bị khóa.

Làm việc với cơ quan chức năng, Tuấn thừa nhận "đã bất cẩn lời nói dùng với người già, neo đơn", không phù hợp với đạo đức gây ảnh hưởng người khác và dư luận.

Những ngày qua, TikToker này trở thành nhân vật chính trong làn sóng tẩy chay của cộng đồng mạng khi đăng các video với nội dung "người nghèo ăn gì Nờ Ô Nô cho ăn đó". Trong video, người này thường xuyên sử dụng từ ngữ mang tính miệt thị, chê bai. Hàng loạt người dùng phẫn nộ và đã report (báo cáo) tài khoản.

Lý do bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm giam thêm 2 tháng

tin-112-du-kien-khong-xet-tuyen-dai-hoc-som-voi-moi-phuong-thuc-thuc-hu-thong-tin-hang-loat-tre-so-sinh-duoc-di-chuyen-trong-dem-de-dieu-tra-nghi-an-de-thue

Bà Nguyễn Phương Hằng

Ngày 29-11, Công an TP HCM cho biết vừa ra quyết định tạm giam thêm 2 tháng đối với bị can Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Nguồn tin của Báo Người Lao Động xác nhận sau khi VKSND TP HCM trả hồ sơ lần 2, yêu cầu điều tra bổ sung một số vấn đề quan trọng, Công an TP HCM đã ra lệnh tiếp tục tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng.

Trước đó, trong quá trình tạm giam, con trai bà Nguyễn Phương Hằng là ông Nguyễn Quang Tuấn (SN 1990, ngụ quận 7, TP HCM) đã gửi đơn đến VKSND TP HCM và Công an TP HCM nộp 10 tỉ đồng để bảo lãnh cho mẹ mình tại ngoại. Tuy nhiên, đơn của ông Tuấn không được chấp nhận.

Theo kết luận điều tra bổ sung, bà Nguyễn Phương Hằng đã sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội như YouTube, Facebook... để công kích, xúc phạm nhân phẩm nhiều cá nhân. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo nhưng bà Hằng không dừng lại mà có lời lẽ thô tục trên mạng xã hội để chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều người.

Bên cạnh khởi tố, tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng, Công an TP HCM cũng mở rộng điều tra, làm việc với các cá nhân như êkíp hỗ trợ kịch bản, nội dung cho bà Hằng chửi trên sóng livestream; làm việc với các YouTuber phát sóng trực tiếp mỗi khi bà Hằng "lên sóng"; làm việc với các luật sư tham gia những buổi công kích trực tiếp của bà Hằng trên mạng xã hội.

Theo GiaDinh