Tin sáng 19/4: Nắng nóng sẽ thế nào vào mùa hè này?thí sinh thi lớp 10 ở Hà Nội không bắt buộc đăng ký khu vực tuyển sinh theo hộ khẩu

Từ đầu năm đến nay, nhiều hiện tượng thời tiết bất thường đã xảy ra như mùa mưa đến sớm ngay từ giữa tháng 4 ở Nam Bộ hay mưa lũ lớn giữa mùa khô ở miền Trung, Tây Nguyên; Hướng dẫn mới nhất của Sở GD-ĐT Hà Nội về tuyển sinh lớp 10 cho biết, một số đối tượng có thể thay đổi khu vực tuyển sinh không theo hộ khẩu thường trú.

Nắng nóng đến muộn, Biển Đông có khoảng 10-12 cơn bão trong năm 2022

tin-sang-19-4-nang-nong-se-the-nao-vao-mua-he-nay-thi-sinh-thi-lop-10-o-ha-noi-khong-bat-buoc-dang-ky-khu-vuc-tuyen-sinh-theo-ho-khau

Nắng nóng năm nay dự báo đến muộn hơn TBNN

Nguyên nhân được cho là có liên quan đến hiện tượng La Nina hay còn gọi là pha lạnh. Dự báo La Nina sẽ còn duy trì đến các tháng đầu mùa hè với xác suất lên đến 60%, sau đó sẽ chuyển sang trạng thái trung tính. La Nina sẽ tác động như thế nào tới mùa mưa bão năm nay của nước ta?

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: ''Dự báo, hoạt động của bão/áp thấp nhiệt đới giai đoạn từ tháng 5-7/2022 có khả năng thấp hơn trung bình (TBNN), sau đó từ tháng 8-10/2022 có xu hướng ở mức xấp xỉ so với TBNN.

Từ nay đến cuối năm 2022, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 10-12 cơn bão và ATNĐ, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta khoảng từ 4-6 cơn, trong khi TBNN khoảng từ 12-14 cơn trên biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp khoảng từ 5-7 cơn.

Trong các tháng mùa mưa bão, tại khu vực Bắc Bộ, lượng mưa có xu hướng cao hơn TBNN, đề phòng các đợt mưa lớn có khả năng xảy ra từ khoảng tháng 6-8. Chúng tôi cũng xin lưu ý, trong những năm chuyển pha từ La Nina thành trung tính có thể xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hay bão mạnh có đường đi phức tạp''.

Về tác động của La Nina tới mùa hè sắp tới, ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết: ''Ngay từ đầu năm, chúng tôi đã nhận định năm nay nắng nóng đến muộn và thực tế đã chứng minh, thời điểm hiện tại đã là giữa tháng 4 nhưng miền Bắc vẫn còn có những ngày trời rét. Đây là năm thứ 3 liên tiếp xuất hiện hiện tượng La Nina, dự báo nắng nóng ở Bắc Bộ, Trung Bộ tiếp tục xuất hiện muộn hơn so với trung bình, có cường độ không gay gắt và kéo dài như năm 2020''.

Bất cập nhà vệ sinh công cộng: Vừa thiếu, vừa lạc hậu

Sau gần 6 năm, kế hoạch xây dựng 1.000 nhà vệ sinh công cộng bất thành vì nhiều nguyên nhân.

tin-sang-19-4-nang-nong-se-the-nao-vao-mua-he-nay-thi-sinh-thi-lop-10-o-ha-noi-khong-bat-buoc-dang-ky-khu-vuc-tuyen-sinh-theo-ho-khau

Nhiều nhà vệ sinh công cộng nhếch nhác, xuống cấp

 

Là một đô thị với hơn 8 triệu dân nhưng hiện nay trên địa bàn TP Hà Nội chỉ có khoảng hơn 400 nhà vệ sinh công cộng. Trong đó, nhiều nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn thành phố có dấu hiệu xuống cấp, phần thép mặt ngoài bị bong tróc, hoen gỉ. Bên trong, hệ thống thiết bị xập xệ, đèn chiếu sáng không hoạt động là nỗi ám ảnh của nhiều người dân.

Mỗi nhà vệ sinh công cộng có kinh phí xây dựng không dưới 200 triệu đồng. Bên cạnh những nơi sạch sẽ, phục vụ tốt thì cũng có nhiều nhà vệ sinh đã xuống cấp, rò rỉ nước, thậm chí không thể sử dụng. Có những nhà vệ sinh do đưa vào sử dụng đã lâu, hệ thống van xả có vấn đề nên mỗi khi vệ sinh phải bơm nước thủ công.

Trái ngược lại, nhiều nơi lại xuất hiện các nhà vệ sinh đa năng với những công dụng không thể ngờ tới. Đi vệ sinh bên trong, ăn uống bên ngoài. Nếu không phải một người bản địa hay người có đôi mắt tinh tường khó có thể phát hiện đó có phải là nhà vệ sinh hay không.

Trước thực trạng vừa thiếu vừa quá tải, Hà Nội đã kêu gọi xã hội hóa, lắp đặt nhà vệ sinh công cộng. Tuy nhiên, sau gần 6 năm, kế hoạch xây dựng 1.000 nhà vệ sinh công cộng sau đó cũng bất thành vì nhiều nguyên nhân.

Chiến dịch "ở đâu phát triển du lịch, ở đó có nhà vệ sinh đạt chuẩn" do ngành Du lịch phát động có nơi chỉ nằm trên giấy.

Thi lớp 10 Hà Nội: Thí sinh không bắt buộc đăng ký khu vực tuyển sinh theo hộ khẩu

tin-sang-19-4-nang-nong-se-the-nao-vao-mua-he-nay-thi-sinh-thi-lop-10-o-ha-noi-khong-bat-buoc-dang-ky-khu-vuc-tuyen-sinh-theo-ho-khau

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022-2023.

Theo đó, điều kiện về hộ khẩu dự tuyển vào trường THPT công lập là học sinh hoặc bố, mẹ của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Học sinh hoặc bố, mẹ của học sinh đã hoàn thành thủ tục nhập hộ khẩu thường trú, có giấy hẹn nhận kết quả của công an quận, huyện, thị xã tính đến thời điểm nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023.

Hà Nội vẫn quy định 12 khu vực tuyển sinh. Học sinh được đăng ký dự tuyển tối đa vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3. Trong đó NV1, NV2 phải vào trường THPT thuộc cùng một KVTS mà học sinh hoặc bố, mẹ của học sinh có hộ khẩu thường trú, NV3 có thể vào trường THPT thuộc một KVTS bất kỳ.

Sở GD-ĐT Hà Nội cũng nêu rõ, những học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú... được phép đổi khu vực tuyển sinh với điều kiện: NV1 và NV2 phải đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập trong khu vực tuyển sinh đã thay đổi, NV còn lại (nếu có) thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.

Học sinh có nguyện vọng này cần có đơn xin đổi khu vực tuyển sinh (theo mẫu của Sở GD-ĐT), trong đơn nêu rõ lý do đổi và được thủ trưởng cơ sở giáo dục xác nhận.

Cũng theo Sở GD-ĐT Hà Nội, thời hạn ngày 13/5, học sinh nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2022 - 2023 tại trường THCS nơi học sinh đang học lớp 9.

Ngày 23/5, học sinh xem danh sách dự tuyển tại trường THCS, kiểm tra toàn bộ thông tin cá nhân, nguyện vọng đăng ký, điểm ưu tiên... Nếu sai sót, đề nghị nhà trường sửa chữa kịp thời.

Sở GD-ĐT Hà Nội công bố số lượng học sinh dự tuyển vào từng trường THPT công lập vào ngày 31/5. Ngày 13/6, học sinh sẽ nhận phiếu báo dự thi vào lớp 10.

Theo kế hoạch kỳ thi lớp 10 năm nay sẽ diễn ra từ ngày 17 - 19/6. Trong đó, ngày 17/6, thí sinh làm thủ tục dự thi. Sáng 18/6, thí sinh thi Ngữ văn, chiều thi Ngoại ngữ. Ngày 19/6, các em thi Toán buổi sáng. Hai bài thi Toán và Ngữ văn diễn ra theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút mỗi môn.

Tranh cãi việc TikToker nói "bị lừa" khi đi thuyền ở Hội An

tin-sang-19-4-nang-nong-se-the-nao-vao-mua-he-nay-thi-sinh-thi-lop-10-o-ha-noi-khong-bat-buoc-dang-ky-khu-vuc-tuyen-sinh-theo-ho-khau

Nữ du khách đăng clip lên Tiktox nói rằng mình "bị lừa"

2 ngày qua, trên mạng xã hội TikTok xuất hiện đoạn clip từ tài khoản dicungthy chia sẻ với nội dung "bị lừa khi đi thuyền ở phố cổ Hội An". Clip này cũng được nhiều tài khoản đăng tải lại trên mạng xã hội Facebook gây xôn xao, tranh cãi trái chiều.

Theo nội dung đoạn clip, TikToker dicungthy cho hay cô đang cùng một người bạn tham quan Hội An vào chiều tối. Khi 2 người đi bộ trong khu phố cổ thì gặp một người đàn ông mời chào đi thuyền tham quan trên sông Hoài với giá 50.000 đồng/người.

Sau đó, người đàn ông giao lại 2 vị du khách có nhu cầu đi thuyền cho một phụ nữ. Tại bến thuyền, người phụ nữ báo giá bơi thuyền 20 phút trên sông Hoài là 100.000 đồng/2 người. Nếu chèo chui qua cầu An Hội để di chuyển lên khu vực Chùa Cầu, du khách phải trả thêm 50.000 đồng.

Khi du khách đồng ý với giá trên và lên thuyền thì người chèo thuyền cho hay vì gió to, nước lớn nên phương tiện không thể chui qua cầu An Hội để di chuyển lên Chùa Cầu. Vì thực tế thời điểm này gió to, không có phương tiện nào đi qua cầu nên TikToker dicungthy thông cảm và chấp nhận.

Sau khi đi một vòng, nữ du khách nhận thấy mực nước trên sông xuống thấp, các thuyền xung quanh có thể chui qua cầu An Hội nên nói với người chèo thuyền đưa chị lên Chùa Cầu như thỏa thuận trước đó. Tuy nhiên, người chèo thuyền lấy lý do đèn trên thuyền cao hơn cầu nên không chui qua được.

Từ đó, nữ TikToker dicungthy kết luận mình và bạn "bị lừa". Chị này cho biết sau đó, chị và bạn đi dọc sông Hoài và gặp nhiều cô lái thuyền, họ kỳ kèo giảm giá từ 50.000 đồng xuống còn 30.000 đồng/người.

"Thấy thương mấy cô luôn, người thì không có khách đi, người có khách thì lừa gạt vậy. Thiệt tình, hỏi giá xong bị sốc luôn. Nếu bạn muốn đi thuyền trên sông Hoài thì nên ra bến thuyền kiểm tra giá rồi đi nhé" – nữ du khách này nhắn nhủ người xem.

Sau khi được đăng tải, clip trên nhận được sự quan tâm rất lớn của người dùng mạng xã hội. Chỉ riêng trên trang TikTok dicungthy đã có hơn 137.000 lượt tương tác. Trên Facebook, nhiều người cũng đưa ra những bình luận trái chiều.

Một số người dùng mạng cho rằng nữ du khách nói mình "bị lừa" là hơi nặng lời. Bời vì, trước đó 2 du khách đã đồng ý không qua cầu vì gió to, sau khi đi một vòng thì đã hết thời gian chèo thuyền nên cần thông cảm cho chủ thuyền. Một số tài khoản khác cho rằng chính quyền địa phương cần nhìn nhận những bất cập đang tồn tại, sớm chấn chỉnh những hành vi như thế này để có thể làm hài lòng du khách khi họ đến Hội An. Nhiều người cũng kiến nghị nên niêm yết giá công khai, xử lý nạn chèo kéo, cò mồi khách đi thuyền…

Về việc này, lãnh đạo Phòng Quản lý Đô thị TP Hội An cho hay đã tiếp nhận thông tin và đang phối hợp với Đội ghe bơi tự quản phường Minh An vào cuộc xử lý. Vị này cho biết qua báo cáo ban đầu cho thấy người lái thuyền không "chặt chém" du khách. Tuy nhiên, lái thuyền đã sai khi không thực hiện đúng cam kết với du khách trước đó.

1 tuần đi học lại, nhiều trẻ mầm non vẫn khó khăn để hòa nhập

tin-sang-19-4-nang-nong-se-the-nao-vao-mua-he-nay-thi-sinh-thi-lop-10-o-ha-noi-khong-bat-buoc-dang-ky-khu-vuc-tuyen-sinh-theo-ho-khau

Nét mặt vẫn còn ngơ ngác của bé khi được bố đưa tới trường, sáng 13/4. Ảnh: TTXVN.

Sau mấy ngày đi học trở lại, nhiều bạn nhỏ vẫn chưa sẵn sàng. Bố mẹ nào cũng mủi lòng trước cảnh con khóc lóc nhưng ai cũng hiểu, đi học vẫn tốt hơn ở nhà.

Chị Phạm Thị Thúy Anh (Quận Hà Đông, Hà Nội) từng là giáo viên mầm non, chị rất hiểu con mình thiếu hụt những gì trong khoảng thời gian ở nhà quá lâu.

Con gái của anh Phạm Anh Sơn (Quận Tây Hồ, Hà Nội) rất hào hứng khi đi học trở lại, đó là một thuận lợi. Nhưng trong những dặn dò, trao đổi với giáo viên, anh mong nhất các các cô sẽ rèn nắn lại những ý thức, nền nếp mà con đã bị buông lỏng trong thời gian qua.

Ngại đi học, sợ đi học, tâm lý này xuất hiện không chỉ ở những trẻ lần đầu tiên đến trường đó còn là tâm lý của nhiều bé từng đi học nhưng rồi nghỉ lâu ở nhà, giờ mới quay trở lại. Hiểu và và kiên nhẫn với những lo lắng lúc này của trẻ mới giúp trẻ sớm có được sự vui vẻ khi đến trường.

Nghỉ dịch, trẻ mầm non nào cũng thiệt thòi nhưng đáng chú ý là các bé 5 tuổi, năm nay các con lên lớp 1. Ở thời điểm này lẽ ra đã phải thực hiện được một số yêu cầu cơ bản thì các con giờ mới đang củng cố, ôn tập. Nhiều kỹ năng, kiến thức chưa đạt được theo yêu cầu.

Nhiều người hốt hoảng bỏ chạy vì rung lắc động đất giữa trưa

Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu, 4 trận động đất liên tiếp được ghi nhận từ 6h-12h45 hôm 18/4, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Cụ thể, khoảng 6h13 sáng, một trận động đất có độ lớn 2,5 độ richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 14.876 độ vĩ Bắc, 108.192 độ kinh Đông; độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km.

Tiếp đó, lúc 6h22 và 11h57 có 2 trận động đất 2,9 độ richter và 2,6 độ richter. Độ sâu chấn tiêu khoảng từ 8-12 km. Các trận động đất đều chung cấp độ rủi ro thiên tai là 0.

Đến 12h45 trưa nay 18/4, tiếp tục xảy ra trận động đất có độ lớn 4,5 độ richter ở vị trí có tọa độ 14.713 độ vĩ Bắc, 108.468 độ kinh Đông; độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km.

Khi trận động đất này xảy ra, các tỉnh vùng ven như Gia Lai, Đắk Lắk và các tỉnh giáp ranh với Kon Tum đều cảm nhận sự rung lắc nhẹ.

Chị Phạm Thị Hiền (ở TP Pleiku, Gia Lai) cho biết: "Vào gần 13h trưa tôi đang ngồi ở tầng 1 của quán cà phê cùng bạn thì cảm thấy động đất nhẹ khoảng 3-4 giây. Sau đó thì yên tĩnh lại".

Những lưu ý khi cho trẻ tiêm vaccine phòng COVID-19

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, hiện đã có hơn 12.400 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 tại 4 địa phương đầu tiên là Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Nam và TP Hồ Chí Minh.

Từ hôm nay (18/4), nhiều địa phương khác cũng sẽ bước vào tuần lễ cao điểm tiêm vaccine cho trẻ trong độ tuổi này. Ước tính có khoảng 11,8 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 5 - 11 tuổi trên cả nước, trong đó khoảng 8,2 triệu trẻ chưa mắc COVID-19.

Theo GiaDinh