5 cách dùng thẻ căn cước có thể khiến người dân bị phạt rất nặng, bắt buộc phải nắm được

Căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ quan trọng. Tuy nhiên, có những lỗi dùng sai với CCCD có thể khiến người dân bị phạt rất nặng.

5 cách dùng căn cước công dân khiến người dân bị phạt rất nặng

5-cach-dung-the-can-cuoc-co-the-khien-nguoi-dan-bi-phat-rat-nang-bat-buoc-phai-nam-duoc

Làm giả giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân có thể bị phạt đến 6 triệu đồng.

Cụ thể, theo khoản 4 Điều 10 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định về vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân như sau:

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Làm giả giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Sử dụng giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân giả.

- Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

- Mua, bán, thuê, cho thuê giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

- Mượn, cho mượn giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

4 hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng thẻ căn cước

Bên cạnh đó, Theo khoản 7 điều 7 luật CCCD 2014 quy định về một số hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ căn cước công dân

- Chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ căn cước công dân của người khác.

- Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ căn cước công dân.

- Sử dụng thẻ căn cước công dân giả.

Theo GiaDinh