Bí kíp ăn mỳ gói hạn chế bệnh tiểu đường, tim mạch

Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ mỳ ăn liền nhiều nhất thế giới. Theo thí nghiệm đặc biệt của tiến sĩ Braden Kuo tại Bệnh viện cộng đồng Massachsetts (Mỹ), ăn mỳ ăn gói trên 3 lần mỗi tuần dễ làm bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Lý do bởi mỳ là đồ ăn khó tiêu hóa và không dễ phân hủy. Vì thế, bí kíp  ăn mỳ gói hạn chế bệnh tiểu đường và tim mạch chắc chắn được nhiều người quan tâm.

Dưới đây là bí kíp ăn mỳ gói đúng cách:

- Trụng hay nấu mỳ qua nước sôi một lần rồi đổ bỏ nước và để ráo. Mục đích nhằm loại bỏ một phần hóa chất tẩm ướp trong sợi mỳ.

Cho gói bột nêm vào rồi đổ nước sôi mới (lần 2) vào tô.. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mỳ.

Nên trụng mỳ qua nước sôi một lần.

Không sử dụng gói dầu mỡ gia vị. Theo PGS.BS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỳ ăn liền vốn được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều dầu mỡ gây béo dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tim mạch dù có những nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều mỳ nhiều có nguy cơ suy dinh dưỡng cao. PGS.BS Nguyễn Thị Lâm khuyên nên vứt bỏ gói dầu gia vị thường có trong mỳ ăn liền.

- Ăn thêm rau xanh (giá đỗ, súp lơ, cải ngọt…), cho thêm thịt, trứng (nếu có điều kiện). Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mỳ ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa. PGS.BS Nguyễn Thị Lâm khuyên rằng: "Mỗi vắt mỳ nên thêm khoảng 150 gram rau xanh như cải ngọt, xúp lơ, cải xanh, giá đỗ... Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mỳ gây ra. Ngoài ra, để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mỳ nên bổ sung từ 25-30 gram chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm…”

Điều quan trọng bạn nên nhớ là mỳ ăn liền rất tiện lợi nhưng không có bao nhiêu chất bổ, dễ làm chúng ta mắc hội chứng chuyển hóa. Vì vậy, bạn tránh ăn mỳ thường xuyên

Theo Quân Linh (Một Thế Giới)