Biết “cúi xuống” là trưởng thành, biết “hạ mình" mới là cao thủ

Trong cuộc sống, đôi khi ta phải đối mặt với những người không thích ta. Nhưng cách ta đối xử lại với họ như nào mới là vấn đề quan trọng.

Trước hết, ta cùng đọc câu chuyện dưới đây:

Cách đây rất lâu, một chàng thanh niên người Nauy đã vượt biển đến nước Pháp để ghi danh thi vào học viện âm nhạc Pari nổi tiếng.

Trong giờ thi, mặc dù anh ta đã cố gắng hết sức để thể hiện khả năng của mình với một trạng thái tốt nhất nhưng vẫn không được ban giám khảo tuyển chọn.

Chàng thanh niên không một đồng xu trong người, đi đến con phố phồn hoa cách học viện đó không xa, đứng dưới một thân cây, và tiếng vĩ cầm vang lên theo nhịp kéo của anh.

Anh ta chơi hết bản nhạc này đến bản nhạc khác, thu hút rất đông người dừng chân lắng nghe.

Chàng thanh niên đói khát cuối cùng nâng hộp đàn của mình lên, những người xem xung quanh xúm lại lấy tiền ra và bỏ vào hộp đàn.

Có một tên ngạo mạn khinh thường anh và ném những đồng tiền xuống dưới chân của người thanh niên.

Người thanh niên nhìn tên vô lại rồi cúi người xuống nhặt những đồng tiền trên mặt đất, đưa cho người ngạo mạn và nói: “Thưa ngài, tiền của ông rơi xuống đất này”.

Người ngạo mạn cầm tiền rồi lại một lần nữa ném xuống dưới chân của người thanh niên và nói: “Tiền này đã là của ngươi rồi, ngươi phải nhận lấy”.

Người thanh niên lại một lần nữa nhìn nhìn người ngạo mạn rồi cúi người thật sâu xuống cám ơn người ngạo mạn và nói: “Thưa ngài, cảm ơn sự giúp đỡ của ngài, vừa rồi tiền của ngài rơi xuống mặt đất, tôi đã cúi người xuống nhặt lên, bây giờ tiền của tôi rơi xuống mặt đất, xin phiền ngài cũng nhặt lên giúp tôi”.

Người ngạo mạn kinh ngạc trước hành vi của người thanh niên, nhưng cuối cùng cũng nhặt những đồng tiền trên mặt đất bỏ vào hộp đàn của người thanh niên, rồi bước đi với bộ mặt xám xịt.

Những người vây xung quanh đều yên lặng dùng ánh mắt chăm chú mà theo dõi người thanh niên này, người ngạo mạn đó chính là vị giám khảo ban nãy.

Cuối cùng vị giám khảo đó lại đưa chàng thanh niên về học tại học viện. Chàng thanh niên này tên là Bill Sardinia.

Trong cuộc sống có thời điểm mà chúng ta lâm vào ngưỡng thấp nhất của cuộc đời, có thể sẽ gặp phải một số sự khinh thường vô duyên vô cớ. Khi chúng ta ở vào giây phút khó khăn cùng cực nhất của cuộc đời, có thể gặp phải sự chà đạp nhân phẩm của người đời.

<img alt="Biết “cúi xuống” là trưởng thành, biết “hạ mình" mới="" là="" cao="" thủ"="" data-cke-saved-src="http://baoventd.org/websites/images/baoventd/2016-05/4biet-cui-xuong-la-truong-thanh-biet-ha-minh-moi-la-cao-thu.jpg" src="http://baoventd.org/websites/images/baoventd/2016-05/4biet-cui-xuong-la-truong-thanh-biet-ha-minh-moi-la-cao-thu.jpg" style="width: 600px; height: 360px;">
Ảnh minh họa

Phật Thích Ca từng dạy: “Hãy luôn luôn nhẫn nhịn với tất cả, có được thế mới thành công”.

Lời dạy của người, dù ở hoàn cảnh nào, cũng không bao giờ là sai.

Đấy là một định luật, một định luật quá ư thông thường nhưng cũng rất tế nhị khó khăn. Sống giữa trường đời, cuộc sống hàng ngày của cá nhân càng trở nên chật vật, nếp sinh hoạt của loài người càng ngày càng trở nên phức tạp khó khăn, tất cả mọi thứ của đời sống đều chịu ảnh hưởng nặng nề của tiền tài và vật chất chi phối làm áp lực, cuộc sống con người trong hiện tại không còn là một đời sống đơn thuần nữa mà trái lại cùng chịu chung một định luật của đời sống. Vì thế cho nên chúng ta không lấy làm lạ khi đời sống hiện tại khó ai nói được hai tiếng nhường nhịn một cách hoàn toàn.

Cuộc sống con người ngày xưa dù cho có phải tranh đấu, ganh đua để mưu cầu lợi tức đến bao nhiêu đi nữa thì con người vẫn còn sống bằng lý trí và tình cảm, nghĩa là dù có phải đương đầu chạm trán bao nhiêu chăng nữa con người vẫn còn tôn trọng lễ nghĩa của nhau. Vì thế nên con người ngày xưa coi vấn đề nhường nhịn nhau như là một hình thức tha thứ, thông cảm cho nhau mà thôi.

Ngược lại trong nếp sống hiện tại, con người coi thường tất cả mọi thứ lễ nghĩa trong lĩnh vực xử thế, tiếp vật mà lúc nào cũng đặt quyền lợi riêng tư lên tất cả mọi sự việc trong cuộc đời này. Đối với một số đông con người ngày nay không quan niệm như lớp người xưa nghĩa là nên nhường nhịn nhau, tha thứ cho nhau và thông cảm lẫn nhau. Đối với số người ngày nay cũng không còn đặt vấn đề nhường nhịn có nghĩa là dung hòa mà trái lại số người này coi chuyện nhường nhịn lẫn nhau là sự thua thiệt, một thất bại của cá nhân và làm như thế là nhục nhã, mất mặt...

Khi bị xúc phạm, việc bạn phản kháng là tất yếu, nhưng phản kháng thế nào cho thông minh mới là việc đáng bàn.

Chúng ta không dùng lý trí để phản kháng, mà dùng một loại tâm thái khoan dung độ lượng để đối đãi cũng có thể bảo vệ được danh dự của mình.

Thậm chí, ta nên thầm cảm ơn những người đã xúc phạm đến ta, bởi nhờ có họ, ta mới biết ta yếu ở đâu, kém khoản nào để mà sửa chữa.

Khi đó, bất luận là người có dã tâm nào đi nữa, khi đứng trước chính nghĩa thì đều không cách nào đứng vững nổi. Đôi khi “cúi xuống nhặt lên” lại thể hiện phẩm chất vô giá của bạn! Biết “cúi xuống” mới là trưởng thành, biết “hạ mình” mới là cao thủ.

Theo Phong Linh (phunutoday)