Cả năm sung túc nhờ dán chữ này lên dưa chưng Tết

Chưng dưa ngày Tết đã trở thành một truyền thống. Bàn thờ ngày Tết không thể thiếu một cặp dưa được chọn kỹ lưỡng. Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta vẫn chưa hiểu rõ về việc chưng dưa này.

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao người ta lại chưng cúng dưa hấu trên bàn thờ ngày Tết.

Chính vụ của dưa hấu xưa nay vẫn là mùa nắng, có câu "trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa”, chưng dưa cũng giống như cầu một năm được thời tiết tốt, được nhiều bình an và thuận lợi. Bài tựa hiệu chính sách Lĩnh Nam chích quái liệt truyện của Lê Quý Đôn cũng có nói rõ: “Sản vật mùa hè của nước ta, không gì quý bằng dưa đỏ, nêu truyện Quả dưa đỏ để tỏ rõ cái ý cậy của mình làm, không nhờ ơn người”. Câu chuyện về Mai An Tiêm cũng là một minh chứng cho sự đặc biệt của loại quả này.

Chính vì vậy mà xưa nay chúng ta luôn cho dưa hấu là đặc sản quý, nên chọn để cúng Ông Bà, nói lên ý chí truyền thống tự lực cánh sinh, xanh vỏ mà đỏ lòng.

Tết, nên dán chữ gì lên dưa hấu chưng

Dưa hấu chưng luôn được chọn lựa cẩn thận, sau đó khắc chữ hay hình khéo léo. Hoặc phổ biến nhất, mọi người sẽ dán chữ lên trên dưa hấu. 

Chữ được nhiều người lựa chọn nhất chính là chữ Phúc. Chữ Phúc tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục.

Tết đến, chữ Phúc thấy ở khắp nơi; không chỉ thấy trên quả dưa hấu mà còn bắt gặp trên ổ bánh, hộp mứt, trên bao bì đủ loại quà... và trước cửa nhà người ta dán một chữ Phúc hay một câu "Ngũ phúc lâm môn".

Chữ Phúc và chữ Phúc đảo ngược.

Một số chữ khác cũng hay được lựa chọn như là: Lộc, Đức, Tâm, Thần, Thọ, Đạt...

Bây giờ thì bạn biết rồi đó, chữ dán trên dưa tết đều mang một ý nghĩa gì đó chứ không phải là ngẫu nhiên đâu 

Theo webtretho