Cách cúng 3 lễ quan trọng nhất trong tháng 7 âm và gợi ý làm mâm cơm cúng cô hồn

Tháng 7 âm các gia đình thường làm mâm cỗ cúng Phật, Thần linh, Gia tiên và chúng sinh. Dưới đây, Phong thủy sư thủy Tam Nguyên gợi ý làm các mâm cỗ cúng theo phong tục.

Mâm cúng Phật tháng 7 âm lịch

Không chỉ tháng 7 âm lịch, mà thời điểm nào các gia chủ cũng cần lưu ý là tùy theo từng lễ cúng mà thực hiện lễ nghi cũng có khác nhau. Việc quan trọng là gia chủ cần lưu ý để thực hiện sao cho chuẩn.

Thay vì kiêng kị mê muội hãy làm những việc này để tháng 7 âm được bình an, may mắn

Vị trí đặt lễ: Lễ cúng Phật phải được đặt ở vị trí cao nhất để tránh tội bất kính và phạm phải những điều không nên phạm.

Cúng hoa tươi: Cúng Phật cần có hoa tươi. Nên chọn các loại hoa đẹp, thơm như hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa hồng, hoa cúc... dâng cúng Phật.

Tuyệt đối không dùng các loại hoa dại, hoa tạp, hoa giả để dâng cúng Phật.

Mâm cúng Phật

Chuẩn bị sẵn một mâm cơm cúng rằm tháng 7 - nên dùng đồ chay, đặt ở nơi cao nhất.

Thanh bông, hoa quả, nước lọc... tùy tâm.

cach-cung-3-le-quan-trong-nhat-trong-thang-7-am-va-goi-y-lam-mam-com-cung-co-hon

Mâm cúng Phật Rằm tháng 7 và những ngày khác cần cúng đồ chay, đặt ở nơi cao nhất so với các mâm cúng khác. Ảnh internet.

Cúng Thần linh

Vị trí đặt lễ: Lễ cúng Thần linh phải được đặt ở dưới lễ Phật và trên lễ cúng Gia tiên.

Mâm cỗ cúng Thần linh: Mâm cúng có thêm bình hoa, trái cây, hương hoa, trầu cau, tiền mã...

Mâm cỗ cúng Thần linh truyền thống có xôi và một con gà nguyên con, rượu...

Có thể chuẩn bị các món ăn truyền thống như bánh chưng, xôi nếp, thịt gà, nem rán, canh măng...

Mâm cúng Gia tiên

Mâm cúng Gia tiên nên có một mâm cơm (chay hay mặn tùy ý của gia chủ). Nếu cúng mặn cần chuẩn bị đầy đủ các món như: xôi gấc, gà luộc, canh, những món xào…

Mâm cúng gia tiên thường có thêm những đồ mã như quần áo, giày dép, tiền vàng mã, ngựa, xe, các vật trang sức…

cach-cung-3-le-quan-trong-nhat-trong-thang-7-am-va-goi-y-lam-mam-com-cung-co-hon

Mâm cúng Gia tiên nên có một mâm cơm (chay hay mặn tùy ý). Ảnh internet.

Mâm lễ cúng cô hồn

Vị trí đặt lễ

Nghi lễ cúng cô hồn (xá tội vong nhân, cúng chúng sinh) nên được thực hiện ở ngoài trời, hoặc trước cửa chính của ngôi nhà. Mâm cúng này thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 âm lịch hoặc Rằm tháng 7 là thời điểm âm vượng nhất – còn theo quan niệm xưa đó là thời gian các vong linh trên đường trở về địa ngục nên cúng cô hồn lúc đó là chuẩn nhất.

Mâm lễ cúng cô hồn

- Muối, gạo mỗi thứ 1 đĩa.

- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ) hoặc cơm vắt: 3 vắt.

- 12 cục đường thẻ.

- Tiền vàng mã, quần áo mã (20 - 50 bộ), các cụ xưa thường đặt vàng mã từ 15 lễ trở lên.

- Hoa quả, bỏng nẻ, khoai lang, ngô, sắn luộc...

- Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).

- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

- 3 ly nước nhỏ, 3 cây nhang, 2 cây nến.

Lưu ý: Gia chủ tuyệt đối không được cúng đồ mặn cho các chúng sinh – mà thay bằng khoai lang luộc, ngô luộc, bỏng ngô, sắn luộc, kẹo bánh…

Nếu cúng cháo trắng thì nên đặt thêm mâm gạo muối, 5 cái bát, 5 đôi đũa…

Cúng xá tội vong nhân xong thì gạo, muối được vãi ra sân, ngoài đường, còn vàng mã thì đem đốt.

cach-cung-3-le-quan-trong-nhat-trong-thang-7-am-va-goi-y-lam-mam-com-cung-co-hon

Theo quan niệm xưa mâm cúng cô hồn thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 âm lịch hoặc Rằm tháng 7 – là thời gian âm vượng nhất. Ảnh internet.

Thời điểm tốt nhất để thực hiện lễ cúng trong tháng 7 âm

Thời điểm thực hiện lễ cúng trong tháng 7 âm lịch bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch cho đến hết ngày 16/7 âm lịch.

- Người miền Bắc thường làm đến hết ngày Rằm tháng 7 (15 tháng 7 âm lịch).

- Người miền Nam sẽ làm đến hết ngày 16/7 âm lịch.

Qua ngày 16 âm lịch tức là hết thời điểm trăng tròn nhất, tức là âm cực thịnh thì người ta sẽ không làm nghi lễ này nữa.

Tháng 7 âm lịch một số người không hiểu thì lo lắng, sợ hãi, nhưng tháng 7 âm lịch được coi là mùa xuân của Phật giáo, mùa hiếu hạnh của nhân gian, các gia chủ chú ý thờ cúng là an tâm đi qua tháng 7 âm lịch bình an, may mắn.

Việc cần làm trước khi thờ cúng

Bao sái ban thờ, đồ thờ cúng để việc cúng bái, đón gia tiên về được thanh tịnh, chu toàn nên dùng bộ bao sái - tẩy uế gồm:

- Bột trừ tà: Dùng để xông tẩy uế khí, tạp khí giúp âm phần hưng thịnh, đem tới phúc khí và tài lộc cho cuộc sống của gia chủ - hương thơm dễ chịu, tự nhiên.

- Bộ bao sái ban thờ gồm bột trừ tà, gạo vàng thần tài, nụ trầm thảo mộc tự nhiên - chuyên dùng để bao sái, tẩy uế, lau sạch khi dọn bia mộ, bàn thờ, đồ cúng lễ, xông khí, tẩy trừ uế khí... đem lại phúc tài lộc thọ cho gia chủ, âm phần hưng thịnh.

- Nước thơm khai vận (ngâm lắng từ các loại thảo mộc như hồi, quế, trầm, gừng, đinh hương…) dùng để lau rửa vật phẩm thờ cúng sạch sẽ, giúp không gian thờ cúng (bát hương, kỷ lễ, nậm rượu…). Hoặc lau sạch các vật dụng tại không gian bia mộ.

- Khăn sạch để lau dọn bao sái ban thờ và đồ thờ cúng, các vật dụng.

- Xu âm dương Đại Việt Tiền: Một số gia đình dùng để xin đài âm dương - là cầu nối mang mọi ước nguyện của con người đến với các vị thần linh.

Bao sái tẩy uế, xông khí làm trước ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, trước khi tiến hành nghi lễ đại sự, các tiết lễ trong năm (Rằm tháng Giêng, Thanh minh, Đoan Ngọ, Rằm tháng 7...) nhằm giúp không gian thờ cúng sạch sẽ, thanh tịnh. Hoặc làm khi:

- Làm lễ nhập trạch, khai trương cửa hàng, công ty...

- Kích vận khí cho các cửa hàng buôn bán ế ẩm, vắng khách.

- Khi mua xe máy, ô tô mới (xông khí kích vận).

- Nhà có người ốm lâu ngày không khỏi, âm khí nặng nề, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng

- Khi đi đám tang, tới nghĩa trang, bệnh viện hay tới nhà có người mới mất...

- Khi tiến hành các nghi thức liên quan đến âm trạch: cải tạo mồ mả, xây dựng khu nghĩa trang, bốc mộ, cải táng,...

- Trước khi thực hiện các nghi lễ trong xây dựng và tu tạo nhà cửa: hạ giải, động thổ, hoàn long, trấn trạch, đổ mái, nhập trạch,...

 

* Bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo GiaDinh