Dân Hà Nội bất an trước hàng loạt thực phẩm bị đội lốt, làm giả

Suốt một tuần qua, hàng loạt thông tin về hoa quả bị đội lốt, thực phẩm bị làm giả đã khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng.

 Nhãn lồng Hưng Yên đểu, mận tím hàng Tàu, vỏ lạp xưởng chế biến từ nhựa, dưa vàng Trung Quốc tràn ngập thị trường là những thông tin khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay.

Mận khủng tím hàng Tàu lừa dân Hà thành

Dân Hà Nội bất an trước hàng loạt thực phẩm bị đội lốt, làm giả
 

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai, cho biết, mận cho thu hoạch từ tháng 5 đến giữa tháng 7, Hiện nay, mận ở Bắc Hà (thủ phủ các loại mận) đã vào cuối vụ. Sản lượng mận trên toàn vùng không còn nhiều, chỉ lác đác vài nơi, đủ để tiêu thụ trong vùng.

Về loại mận có vỏ ngoài tím thẫm, thịt bên trong màu vàng, nặng khoảng 1 lạng bán tại Hà Nội được quảng cáo là mận Sapa, ông Tuấn khẳng định 100% đó không phải là mận Sapa (Lào Cai).

“Ở Lào Cai cũng có loại mận tím đen, ăn rất ngọt nhưng quả nhỏ, chỉ tương đương loại mận Tam Hoa chứ. Có khi cân vài quả mới được một lạng. Mà loại này cũng đã hết mùa lâu rồi”, ông Tuấn nói.

Rau quả đột biến màu sắc

Dân Hà Nội bất an trước hàng loạt thực phẩm bị đội lốt, làm giả

Hết su hào tím, ổi tím giờ lại đến cà chua đen, chuối đỏ, cà rốt bảy sắc cầu vồng, củ cải đỏ,... gần đây là xoài tím sẫm. Chưa bao giờ, các loại rau củ quả có màu sắc “đột biến” lại xuất hiện nhiều trên thị trường như hiện nay. Chúng được quảng cáo là “loại quả siêu thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư” hay “có chất dinh dưỡng cao gấp 3-4 lần loại thường”,... khiến nhiều người mê mẩn. Song bên cạnh đó, nhiều người tiêu dùng vẫn e ngại vì sợ loại rau quả này có nhiễm hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, theo TS. Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM, hầu hết loại rau củ có màu sắc lạ mắt, sặc sỡ là sản phẩm của công nghệ đột biến gen chứ không phải là sản phẩm biến đổi gen. Tức là những hạt giống, cây giống này được đem đi chiếu xạ bằng công nghệ hạt nhân, nhằm mục đích sắp xếp lại gen để thay đổi một số đặc tính (thay đổi một số đặc tính của cây con so với cây bố mẹ), tạo ra đột biến di truyền.

Dưa lưới vàng Trung Quốc tràn ngập thị trường

Dân Hà Nội bất an trước hàng loạt thực phẩm bị đội lốt, làm giả

Theo thông tin từ Chi cục Kiểm dịch vùng VII (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT), năm 2014, 7.200 tấn dưa lưới vàngđược nhập khẩu về Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Năm 2015, chỉ tính riêng tháng 6, khi dưa Trung Quốc vào chính vụ, con số này là 2.100 tấn. Thời gian gần đây, mỗi ngày Việt Nam nhập khẩu khoảng 60 tấn dưa lưới vàng.

Dưa lưới vàng đang được bày bán la liệt khắp các chợ, tuyến phố ở Hà Nội với giá 20.000-25.000 đồng/kg. Theo một số chủ hàng, dưa vàng này được nhập từ Thái Lan và lấy từ một số tỉnh do nông dân Việt trồng. Tuy nhiên, một tiểu thương bán hoa quả tại chợ Long Biên khẳng định, tại chợ Long Biên không có dưa lưới vàng Thái Lan hay Việt Nam, 100% đều là hàng Trung Quốc.

Nước đá… siêu bẩn

Dân Hà Nội bất an trước hàng loạt thực phẩm bị đội lốt, làm giả
 

Tại hội thảo “An toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nước đá trên địa bàn” do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP HCM, cho biết nước đá là thực phẩm phổ biến mà hầu như ai cũng sử dụng, lại dùng ngay, không qua khâu xử lý chế biến nào khác. Tuy nhiên, chất lượng nước đá thì ở mức báo động. “Với 22 mẫu nước đá được lấy tại cơ sở sản xuất thì có 12 mẫu (54,5%) bị phát hiện nhiễm vi sinh E.coli, Coliforms, Feacal streptoccoc, Pseudomonas aeruginosa” - ông Hòa nói.

Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục ATVSTP TP HCM, nước là nguyên liệu duy nhất để sản xuất nước đá nhưng nhiều nhà máy không kiểm soát được chất lượng nguồn nước. Kết quả tổng kiểm tra 193 cơ sở sản xuất nước đá trên địa bàn (tỉ lệ 100%) thì có 114 cơ sở sử dụng nước giếng khoan, trong đó có đến 64 cơ sở không thực hiện việc xét nghiệm sau xử lý nước và 13 cơ sở không xét nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định. Trong khi theo quy định, cơ sở phải xử lý đạt 109 chỉ tiêu (riêng chi phí thực hiện xét nghiệm này đã trên dưới 20 triệu đồng/lần) mới được đưa vào sản xuất nước đá.

Vỏ lạp xưởng làm từ... nhựa

Dân Hà Nội bất an trước hàng loạt thực phẩm bị đội lốt, làm giả

Gần đây, người tiêu dùng ưa thích món lạp xưởng gặp phải những hiện tượng chưa từng thấy. Lạp xưởng rất dai, có cảm giác nhai mãi mà không tan, lớp vỏ những tưởng không thể bị xé rách. Sự bất thường này khiến người tiêu dùng lo lắng và cho rằng mình đang ăn phải nhựa.

Theo cách thủ công, lớp vỏ lạp xưởng được làm dựa trên ruột heo tươi tươi, cạo sạch và mỏng dẹt mới thành. Nhưng trong sản xuất công nghiệp, các cơ sở chủ yếu sử dụng loại ruột heo khô đặc biệt, đã được sơ chế sẵn. Có nơi còn sử dụng một loại vỏ được gọi là collagen,  song thực tế loại vỏ này có thành phần collagen hay không thì nhiều người tiêu dùng còn rất tù mù.

Theo Huyền Thương(NTD)