Thương hiệu cao cấp thẳng tay chống lại đường dây bán hàng giả

Nhà sản xuất của những thương hiệu cao cấp đã phải mất một thập niên để nhận ra rằng internet đã mang đến cơ hội cho những kẻ chuyên sản xuất hàng hàng nhái. Và họ cho rằng đây chính là mối đe dọa lớn. Vì vậy, những thương hiệu chính hãng này đã thẳng tay chống lại đường dây chuyên bán hàng giả.

Thương hiệu cao cấp thẳng tay chống lại đường dây bán hàng giả

Ảnh: nguồn Bloomberg

Hiện nay, những  công ty cao cấp hàng đầu từ Louis Vuitton SE đến Kering SA đang ngày càng gia tăng bán hàng trực tuyến để chống lại những mặt hàng giả và các mặt hàng ở thị trường chợ đen. Theo đó, những thương hiệu cao cấp đang ‘giải quyết’ các đường dây bán hàng giả.

Trước đó, chủ sở hữu của Gucci là Kering đã kiện tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất của Trung Quốc Alibaba do tập đoàn này được cho là đã tạo thuận lợi cho việc bán các sản phẩm giả.

Nhà sản xuất túi xách Mulberry Group Plc của Anh và các công ty khác đã phải gỡ đường link của những trang web bán hàng giả.

Trong năm nay, Frontier Economics đã dự đoán có khoảng 82 tỉ USD doanh số bán hàng đã bị mất vì vi phạm đến quyền sở hữu trí tuệ.

"Internet đã trở thành một nơi mà mọi người sẽ mua những chiếc đồng hồ trị giá 5.000 bảng Anh (gần 170 triệu đồng) và túi xách trị giá 2.000 bảng Anh. Vì vậy, thách thức ở đây chính là thật khó để những người tiêu dùng có thể nói họ đã mua được hàng thật”, Charlie Abrahams, Phó chủ tịch cấp cao tại  MarkMonitor cho biết.

Theo dữ liệu của French startup Data & Data, có 9 trong 10 nghi phạm liên quan đến bán hàng giả là ở trên phương tiện truyền thông xã hội

Cho đến gần đây, một trong những vấn đề lớn nhất mà các chủ thương hiệu đang phải đối mặt là đường dây chuyên sản xuất các mặt hàng giả đang ngày càng dễ dàng tạo ra những chiếc túi xách và những đôi giày y chang hàng hàng thật, mà người dùng thường gọi sản phẩm này là “fake loại 1”. Những sản phẩm fake này cũng đánh giá là có chất lượng tốt và tính phí như hàng thật, vì vậy đã có rất nhiều người mua bị mắc lừa và nghĩ rằng mình đang sở hữu những chiếc túi xách hiệu Gucci chính hãng.

Tuy nhiên, hành động hiên ngang của những đường dây này đang tạo ra một nguy cơ lớn hơn cho danh tiếng của nhà sản xuất chính hãng.

“Một chiếc túi xách hiệu Louis Vuitton trị giá 50 USD đã từng là con đẻ của hàng giả. Theo đó, trong vài năm qua, bọn gian lận đã nhận ra rằng chúng có thể tạo ra những chiếc túi giống chiếc túi  hiệu Mulberry”, Louise Nash, đối tác quản lý tại Công ty luật Covington & Burling LLP ở London, cho biết.

Để chống lại hành vi xâm phạm bản quyền này, Mulberry đã  sử dụng phần mềm của MarkMonitor để quét trên internet những trang web chuyên bán hàng giả.

Trong vòng 24 tháng, tính đến tháng 3.2015,  Mulberry đã gỡ xuống 3.321 trang web bán hàng giả. MarkMonitor hướng đến cắt giảm các vấn đề xâm phạm bản quyền  bằng cách gỡ bỏ những  trang web bất hợp pháp, theo Abrahams.

Không  giống như cách giải quyết gay gắt của Kering, Burberry đã tạo mối quan hệ tốt đẹp với Alibaba, đồng ý phân phối một số sản phẩm thông qua các trang web của công ty. Để đáp trả lại thiện ý của Burberry, vào tháng 4 vừa qua, Alibaba  gỡ bỏ 23.000 mặt hàng Burberry trái phép trên Tmall.com, theo công ty Burberry có trụ sở tại London.

“Chúng tôi cảm thấy rằng việc hợp tác với họ sẽ xây dựng nên một mối quan hệ tốt đẹp về mặt kinh doanh”, John Smith, Giám đốc điều hành của Burberry cho biết.

Burberry, một trong những nhà sản xuất hàng xa xỉ đầu tiên vừa hợp tác với Alibaba, vừa đạt được thỏa thuận tương tự với Amazon.com Inc.

Theo Tuyết Nhung ( Bloomberg/Motthegioi)