Dịch đến, vắc xin lại hết: Lỗi tại dân hay tại ngành y tế?

Thật khó để xác định được lỗi do ai khi tình trạng hết vắc xin viêm não mô cầu chủng A,C xảy ra đúng vào thời điểm xuất hiện các ca dịch tại cộng đồng.

Theo đó, trong vòng chưa tròn nửa tháng, tại khu vực miền Bắc đã xuất hiện một số ca mắc bệnh viêm não mô cầu, trong đó đáng chú ý nhất là ca mắc sau đó tử vong và nạn nhân là một nữ sinh ở Hải Dương. Sau đó, tại Hà Nội liên tiếp là hai ca mắc căn bệnh này ở cộng đồng (Quốc Oai, Bắc Từ Liêm).

Cùng với đó là sự “mổ xẻ” về nguyên nhân gây bệnh, biến chứng, cũng như sự nguy hiểm của căn bệnh khiến người dân khỏi thể không lo lắng. Theo đó, đây là căn bệnh nguy hiểm (được so sánh với dịch SARS hồi năm 2003) vì lây rất nhanh qua đường hô hấp, hơn nữa đây lại là căn bệnh có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ.

Khẳng định về điều này, người đứng đầu Cục Y tế Dự phòng phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu cũng cho biết, viêm màng não mô cầu là căn bệnh nguy hiểm, lây qua đường hô hấp và dễ lây lan, bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Dịch đến, vắc xin lại hết: Lỗi tại dân hay tại ngành y tế?

Người dân đến đăng ký và tư vấn tiêm vắc xin tại 70 Nguyễn Chí Thanh

Đồng thời, Phó giao sư Phu cũng đã đưa ra những khuyến cáo phòng căn bệnh nguy hiểm này, đó là phải vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là tiêm phòng vắc xin đầy đủ…

Tuy ngành y tế khuyến cáo người dân tiêm phòng đầy đủ, nhưng khi người dân đến các điểm tiêm chủng dịch vụ thì loại vắc xin phòng bệnh này (chủng A, C) của pháp dành cho người lớn và trẻ dưới 6 tuổi đều đã hết (chỉ còn loại của Cuba cho trẻ tử 6 đến 10 tuổi).

Như vậy, từ khuyến cáo người dân đến tiêm chủng cho đến việc thực tế hết vắc xin chắc chắn là có sự mâu thuẫn “không hề nhẹ” và từ đó cũng có thể thấy được sự chuẩn bị cho việc phòng chống bệnh (bằng vắc xin) của ngành y tế đáp ứng ở mức độ nào (!?)

Để trấn an người dân, các nhà quản lý chuyên môn cho biết, hiện nay do công tác tuyên truyền và phòng chống dịch ở cộng đồng rất tốt, hơn nữa đây không phải là dịch mới nổi, mỗi năm chỉ xuất hiện một vài ca nên không đáng lo ngại và khó bùng phát thành dịch. Qủa thật, đây chỉ là những lời “ngụy biện” cho tình trạng thiếu vắc xin, thử hỏi một căn bệnh lây qua đường hô hấp và giết người trong vòng 24 giờ có đáng lo ngại hay không? Những điều đó các nhà làm chuyên môn là người nắm rõ nhất.

 Dịch đến, vắc xin lại hết: Lỗi tại dân hay tại ngành y tế?

Loại vắc xin phòng viêm não mô cầu chủng A,C của Pháp có giá 185.000 đã hết

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại rằng, người dân chúng ta đang hết sức chủ quan trong công tác phòng chống dịch, chỉ khi nào: “dịch đến chân, dân mới chạy”, chạy ở đây chính là việc đôn đáo đi tiêm vắc xin phòng bệnh. Tất nhiên hành động đó là không thừa, nhưng nếu dịch bùng phát nhanh thì thử hỏi tiêm vắc xin hôm trước ngày hôm sau có phòng được dịch hay không?

Câu trả lời là không? Vì sau khi tiêm cần phải có thời gian cơ thể mới có miễn dịch phòng chống lại bệnh tật cũng như virus gây bệnh. Quay trở lại về vấn đề bệnh viêm não mô cầu cũng vậy, nếu người dân chưa tiêm đủ 2 mũi, mỗi mũi các nhau 2 tháng thì cơ thể cũng chưa thể có miễn dịch phòng chống bệnh.

Qua đó, có thể thấy được rằng, việc dịch đến vắc xin hết là do cả hai phía, do người dân chủ quan, thờ ơ với việc tiêm vắc xin đúng lịch, đủ mũi nên nhà chắc năng không nhập vắc xin về và từ đó dẫn đến thiếu vắc xin.

Bởi vậy, để phòng chống dịch cho bản thân, gia đình và toàn cộng đồng người dân hãy chủ động đi tiêm và đưa con em mình đi tiêm đầy đủ các loại vắc xin đúng thời gian, đúng lịch và đủ mũi để tránh bệnh tật.

Được biết, trong tháng 4/2016 Việt Nam sẽ có vắc xin viêm não mô cầu phục vụ nhu cầu tiêm chủng của người dân. Trong lúc này, người dân hãy vệ sinh sạch sẽ nơi sinh hoạt, rửa tay bằng xà phòng, khi mắc bệnh điều trị kháng sinh theo phắc đồ của bác sĩ…

Theo Lê Phương(Gaidinhvn)