Dùng chất tăng trọng 'mông má' cho gà

Để gà dễ bán, nhiều người đã dùng chiêu thức tiêm chất tăng trọng “mông má” cho gà phổng phao, bắt mắt.

Dùng chất tăng trọng ‘mông má’ cho gà

Hãy thận trọng với gà công nghiệp có chất vàng ô độc hại

Tại chợ Tê Ba Nhất ở phường Phú xá (TP Thái Nguyên), thịt gà công nghiệp có giá rất rẻ chỉ 40.000 đồng/kg. Tuy nhiên, gà rất phổng phao với lớp da vàng óng ánh, mỡ màng nhưng khi nắn vào thì thịt mềm nhuyễn, rỉ nước.

Để chứng tỏ thịt gà thơm ngon, bà chủ hàng cầm miếng thịt thanh minh “ Thịt gà của chị xịn đấy, không như các hàng khác nên chị mới bán 45.000 đồng một kg. Em mua về nhớ luộc qua nước sôi cho hết tăng trọng”.

Ở chợ đầu mối quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) loại gà công nghiệp cũng được bán tràn ngập khắp chợ với giá khoảng 40.000 đồng/kg. Những con gà béo nục nịch, vàng ươm rất bắt mắt. Chỉ sau hơn tiếng đồng hồ hầu như toàn bộ số gà đã bán hết. Nhiều khách hàng mua tới gần 10kg về bán lại tại các chợ cóc. Thế nhưng khi bày bán, các chủ tiệm gà này lại một mực khẳng định “ gà cô bán là gà sạch, đảm bảo chứ có như gà bán ở chợ đầu mối đâu”.

Mẹo nhận biết thịt lợn bị bơm nước tăng trọng(VietQ.vn) - Thịt lợn là thực phẩm rất phổ biến trong bữa cơm gia đình. Nhưng hiện nay, nhiều tiểu thương đã bơm nước tăng trọng vào thịt lợn để tăng lợi nhuận. Làm sao để người dùng chọn được thịt lợn an toàn?

Hải, sinh viên Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên cho biết, thường xuyên mua thịt gà công nghiệp về ăn vì giá rẻ dù biết thịt gà có thể bị tẩm vàng ô, tăng trọng.

“Chỉ cần miết tay vào miếng thịt là mềm nhuyễn như bột, khi nấu lại ra nhiều nước. Dù vậy tôi vẫn hay mua vì giá rẻ hơn các loại thịt khác”, sinh viên này nói.

Một người dân ở phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, gia đình bà cạch với món thịt gà công nghiệp bổ rẻ từ khi xem truyền hình thấy gà bị người bán sử dụng chất vàng ô, các chất kích thích tăng trọng gây nguy hại cho sức khỏe.

Theo chuyên gia y tế, kháng sinh thuộc dạng hóa chất cho nên phần lớn không phân hủy được trong môi trường nhiệt độ như nấu nướng chẳng hạn. Một số ít loại kháng sinh có thể bị phân hủy nhưng tỉ lệ phân hủy không đáng kể. Nếu ăn phải thức ăn bị nhiễm kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, biến chứng, khó điều trị bệnh sau này.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), cho biết thuốc tăng trọng, kháng sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người ăn nếu dùng thịt gia súc nhiễm thuốc như olangquindox và Salbutamol, clenbuterol… ở gia cẩm.

"Clenbuterol làm gia súc, gia cầm lớn nhanh như thổi nhưng lại rất nguy hiểm với sức khỏe của con người. Chất này làm cho nhịp tim nhanh, tăng hoặc hạ huyết áp thất thường, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, ngộ độc với biểu hiện nhức đầu, run tay chân, buồn nôn...”, ông Thịnh cho biết.

Chất vàng ô được nhập khẩu từ nước ngoài để nhuộm màu sợi vải và làm chất quét tường trong ngành xây dựng. Hóa chất này không được phép sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm nhưng nó lại thường được nông dân trộn vào thức ăn chăn nuôi gà, vịt pha với nước để ngâm măng, cải chua… Sản phẩm làm ra mang màu vàng ươm đẹp mắt nhưng lại là mối họa ung thư tiềm ẩn “dâng đến miệng” người tiêu dùng mỗi ngày.

Theo Nhật Minh (Vietq)