Giấc mơ và những khám phá độc đáo

Mơ là một trong những hoạt động bí ẩn liên quan đến sức khỏe con người được khoa học quan tâm nhiều nhất.

Mơ là một trong những hoạt động bí ẩn liên quan đến sức khỏe con người được khoa học quan tâm nhiều nhất. Có người còn cho rằng đây là sản phẩm phụ của giấc ngủ và một số khám phá mới lạ vừa được công bố.

Những nguyên nhân phát sinh giấc mơ

Do vị trí, tư thế ngủ: Những giấc mơ tình ái hay đồi trụy thường liên quan đến tư thế ngủ nằm sấp. Những người có thói quen ngủ nghiêng bên trái hay có những giấc mơ hãi hùng hoặc động thái lạ khi mơ, trong khi đó những người ngủ quay bên phải lại có các giấc mơ êm dịu, ngọt ngào hơn.

Chưa hết, những người nghiêng bên phải thường có các giấc mơ gợi nhớ tới những điều tốt lành diễn ra trong ngày hay trong quá khứ.

Mơ là một trong những hoạt động bí ẩn liên quan tới sức khỏe của con người

Do mùi vị: Mùi vị có liên quan mật thiết đến hệ thống viền của não, nơi đảm nhận chức năng xử lý cảm xúc con người. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí National Geographic, nếu phơi ra môi trường mùi vị mạnh thì nội dung giấc mơ sẽ bị tác động rất lớn.

Ví dụ, những người tiếp xúc với những mùi hương êm dịu thường có giấc mơ ngọt ngào, ngược lại, tiếp xúc với mùi vị lạ, hắc, không thân thiện thường có các giấc mơ thiếu thiện cảm hay những cơn ác mộng kinh hoàng.

Do âm thanh: Ngay cả khi ngủ, não người vẫn hoạt hóa, giải mã nội dung âm thanh, vì vậy nên mới có hiện tượng âm thanh phát ra đồng hồ đã chuyển thành tiếng còi ôtô trong giấc mơ và những âm thanh thoáng qua này ảnh hưởng không nhỏ đến giấc mơ. Qua nghiên cứu, khoa học phát hiện khi đang ngủ nghe thấy âm thanh, nó sẽ gây cản trở cơ chế “nạp” của não, chính điều này giới y học khuyến cáo nên ngủ trong môi trường yên tĩnh.

Do cơ chế “khử độc” của cơ thể: Theo nghiên cứu, con người càng cố gắng “khử độc”, nói chính xác hơn là muốn thoát những ý nghĩ phiền muộn ra khỏi não càng nhanh càng nhiều thì tần suất giấc mơ lại xuất hiện dày thêm, nhất là những cơn ác mộng.

Điều này không có gì ngạc nhiên khi những người làm việc nhiều, áp lực lớn, lạm dụng thực phẩm không lành mạnh hoặc có điều gì đó đè nén tâm trạng muốn thoát ra là nhóm dễ có những giấc mơ không thân thiện.

Do thuốc chữa bệnh: Theo nghiên cứu, vitamin B6 được xem là nhóm có tác dụng làm cho giấc mơ trở nên sinh động và dễ nhớ nhất. Lý do, vitamin B6 đã chuyển đổi các acid amin thành serotonin, và đến lượt nó, serotonin lại có tác dụng kích hoạt não trong chu kỳ giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement). Các loại thuốc chống sốt rét, thuốc ngủ, thuốc dùng trong cai thuốc lá... cũng làm tăng các giấc mơ lạ.

Do video games: Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy trò chơi điện tử (video games), nhất là nhóm nghiện môn giải trí này có ảnh hưởng lớn đến giấc mơ, đặc biệt là làm tăng khả năng kiểm soát các nhân vật (character) có trong giấc mơ. Đôi khi nhóm người nghiện games lại có các giấc mơ lạ, rất ít hoặc không có nhân vật cụ thể và thay vào đó là các loài vật hoặc các nhân vật kỳ thú khác.

Do nhịp sinh học: Thuật ngữ cú đêm (Night owl) được dùng để ám chỉ những người có thói quen đi ngủ muộn và cũng là nhóm người hay gặp phải những cơn ác mộng khi ngủ. Lý do, đi ngủ muộn thường ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, làm cho pha của đồng hồ sinh học thức sớm hơn thường lệ, xuất hiện cả giấc mơ sinh động lẫn cơn ác mộng với tần suất, cường độ mạnh hơn bình thường.

Do melatonin: Theo nghiên cứu thì hàm lượng melatonin và mức độ từ tính có mối liên quan mật thiết. Mức độ từ tính của trái đất chỉ cần dao động nhẹ cũng có thể làm tăng melatonin, hormon cảm ứng tạo giấc mơ và một khi melatonin bài tiết càng nhiều thì giấc mơ lại càng nồng và mạnh, kể cả giấc mơ êm dịu lẫn giấc mơ kinh hoàng hay khủng khiếp.

Hiệu ứng tích cực của giấc mơ

Riêng những giấc mơ kinh hoàng, khủng khiếp thường được kích hoạt bởi 5 yếu tố như thiếu ngủ, thói quen ngủ bất thường, do stress và bồn chồn lo lắng, do bị sốt và do chấn thương khủng khiếp, do trầm cảm và bệnh rối loạn stress sau sang chấn hay hậu chấn tâm lý (Posttraumatic Stress Disorder), gọi tắt là bệnh PTSD.

Mặc dù còn nhiều ý kiến trái ngược nhưng khoa học cũng đã thừa nhận tầm quan trọng của giấc mơ đối với sức khỏe. Nó giúp cơ thể xử lý các ngữ thái tình cảm, giúp củng cố trí nhớ, làm giảm trầm cảm và giúp điều chỉnh tâm tính con người.

(Theo HC, 9/2015)

Theo Duy Hùng (SKĐS)