Loại gạo nào có giá trị dinh dưỡng cao nhất?

Bạn sẽ chọn gạo trắng, gạo đỏ hay gạo nâu cho bữa cơm gia đình? Dưới đây là sự so sánh dinh dưỡng các loại gạo phổ biến.

Gạo là một trong những thực phẩm quan trọng nhất trên thế giới. Nó chiếm 50% tất cả calo được con người tiêu thụ. Nó không chỉ là gạo, có tới hơn 40.000 giống lúa khác nhau của các loại gạo, sự khác biệt duy nhất là màu sắc của chúng.

Gạo trắng.

Là loại gạo phổ biến cho bữa cơm hàng ngày, nhất là với người dân châu Á. Chỉ qua một quá trình xay xát và loại bỏ vỏ để cho ra một loại hạt trắng đục. Thế nhưng đây là loại gạo có giá trị dinh dưỡng thấp nhất so với gạo đỏ và gạo nâu.

Gạo đỏ (gạo huyết rồng)

Là giống lúa được trồng ở vùng nước ngập sâu, hạt lúa mẩy, màu đỏ nâu, bẻ đôi hạt gạo vẫn còn màu đỏ bên trong, gạo nấu cơm thơm ngậy, cơm gạo huyết rồng càng nhai càng có vị ngọt và béo bùi. Đây là loại gạo có giá trị dinh dưỡng cao, hay được dùng làm bột dinh dưỡng cho trẻ em.

Gạo nâu (gạo lứt).

Gạo lứt là gạo thông thường nhưng được xay sơ, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài nên có màu nâu. Loại gạo này có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nó chứa nhiều chất xơ và hoàn toàn tốt. Ăn gạo lứt giúp phòng nhiều bệnh như béo phì, tăng huyết áp...

Mặc dù không bổ dưỡng như gạo lứt và gạo huyết rồng, nhưng gạo trắng lại giữ được lâu hơn. Do bởi hầu hết chất béo trong lớp vỏ cám đã bị loại bỏ. Gạo trắng để được khoảng 5 năm, trong khi 2 loại gạo kia chỉ để được trong vòng 6 tháng.

Gạo lứt và gạo huyết rồng cung cấp năng lượng nhiều hơn. Quá trình xay xát gạo trắng sẽ làm cho lớp tinh bột cơ bản bị mất đi và lớp tinh bột còn lại nhanh chóng chuyển hóa thành đường.

Vì thế nó có thể tạo ra sự tăng đột biến lượng đường trong máu. Trong khi đó, gạo lứt và huyết rồng sẽ cung cấp nguồn năng lượng dài vào cơ thể dần dần từng chút một.

Vì gạo trắng được trồng khắp nơi trên thế giới nên nó có giá thành rẻ nhất. Nguyên nhân thứ hai là nó để được lâu cho nên phí vận chuyển thấp và dễ dàng đến khắp mọi nơi trên thế giới.

Theo Mi Trần (BAT/KT)