Mẹ và sự phát triển não bộ, kĩ năng giao tiếp xã hội của bé



(BaoveNTD) - Các bé từ rất sớm dưới 1 tuổi đã có thể nhận biết và ảnh hưởng hành vi của cha mẹ và người chăm sóc bé, và dễ bị ảnh hưởng bởi thái độ của cha mẹ. 

Trong một nghiên cứu của GS.BS.Tronick, ĐH Y Harvard, Mỹ, Giáo sư cho thấy các bé từ rất sớm dưới 1 tuổi đã có thể nhận biết và ảnh hưởng hành vi của cha mẹ và người chăm sóc bé. Cũng như sự phát triển não bộ, xây dựng kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội phần lớn thông qua tương tác yêu thương triều mến và nhẫn nại của cha mẹ.

Nếu cha mẹ quá áp lực trong quá trình chăm sóc bé dẫn đến ít biểu hiện những tương tác giao tiếp với bé, bé cũng bị rơi vào những trạng thái khủng hoảng giống mẹ, ngày qua ngày bé sẽ biểu hiện khủng hoảng hơn và chậm phát triển não bộ và các kĩ năng giao tiếp xã hội khác, bé cũng có thể ngày một biếng ăn hơn do bé cũng bị stress như mẹ.

Lời khuyên của Giáo sư: mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với bé, đáp ứng trìu mến các phản ứng của bé (bé muốn trò chuyện và giao tiếp), còn gia đình cũng hãy giúp mẹ giảm áp lực bản thân. Mẹ làm được những điều này, bé sẽ phát triển não bộ tốt, kĩ năng giao tiếp xã hội tốt và các vấn đề trong ăn uống cũng dần biến mất.

Càng áp lực bé càng biếng ăn

Gs. Tronick nhấn mạnh rằng: những cảm xúc và biểu hiện hành vi của cha mẹ, được bé cảm nhận và bắt đầu phân tích. Do đó, những biểu hiện áp lực của mẹ trong việc ăn uống của bé, chỉ làm vòng luẩn quẩn biếng ăn không lối thoát. Chỉ cần nhận ra nguyên nhân của biếng ăn, quyết tâm thay đổi và nhẫn nại thì bé sẽ thay đổi.

Một ngày mẹ dành bao lâu nói chuyện với bé

Bé rất thích mẹ nói chuyện với bé, bé thích nghe giọng của mẹ và nhìn khuôn mặt biểu cảm của mẹ (Theo Viện Phát triển vận động nhi khoa của Mỹ), mẹ nên dành thời gian giao tiếp với bé càng nhiều càng tốt, sẽ rất có ích trong việc phát triển não bộ và ngôn ngữ cho bé. Tối thiểu mẹ nên dành 45 phút đến vài giờ trong ngày để giao tiếp với bé.


Mẹ nên dành thời gian giao tiếp với bé càng nhiều càng tốt, sẽ rất có ích trong việc phát triển não bộ và ngôn ngữ cho bé

Những lúc nào mẹ và bé giao tiếp tốt nhất

Khi bé khóc, ẵm bé lên vai thay vì đung đưa hát ru, thì nên trò chuyện với bé, hỏi bé "sao con khóc vậy? mẹ đây này, bé yêu của mẹ", dùng từ rõ ràng nhẹ nhàng trìu mến, bé sẽ dễ dàng tự điều chỉnh và ngưng khóc, nếu bạn làm tốt điều này, tầng suất khóc của bé sẽ giảm hẳn trong ngày (theo GS.BS. McLeod).

Khi thay tả cho bé, mẹ nói với bé những gì mẹ đang làm. Ví dụ: "ngoan lắm, con nằm nghiêng qua trái 1 tí nhé, để mẹ tháo cái móc ra, giỏi lắm bé yêu của mẹ, v.v…" Bạn sẽ thấy bé sẽ phản ứng lại bạn khi bạn nói mỗi quy trình.

Khi đi ngủ, đọc truyện cho bé, chỉ bé xem những hình ảnh và nói chuyện về nhân vật trong hình. Ví dụ như: với hình những chú thỏ: "chào bạn thỏ trắng, đôi tai dài thật dài,..), bé sẽ rất chú ý điều bạn đang nói và não bộ sẽ bắt đầu ghi nhận.

Điều gì nên tránh trước mặt bé:

- Giảm stress tối đa.

- Tránh tranh cãi với chồng hay các thành viên khác trong gia đình.

Tư liệu: Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Hoàng Anh (Worcestershire, Anh Quốc)

Xuân Anh Lê