Nhà báo Tường Châu với sự nghiệp và ngòi bút đa sắc màu

Nhà báo Tường Châu là một cây bút có khả năng viết đa lĩnh vực từ Chứng khoán, Ngân hàng đến Giải trí, Game, Xã hội...

Sự nghiệp báo chí phát triển nhanh

Nhắc đến nhà báo Tường Châu (bút danh khác là Cát Trí), nhiều người nghĩ ngay đến một chuyên gia viết về lĩnh vực tài chính chứng khoán. Trong những năm 2002-2012, anh đã được xuất bản hàng ngàn tin tức, bài viết trên các ấn bản của Báo Sài Gòn Giải Phóng và Diễn đàn chứng khoán VietStock. Tham gia viết bài từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) mới ra đời năm 2000, đến năm 2003 ông đã được VietStock mời làm người điều hành diễn đàn và góp công lớn đưa diễn đàn này vươn tầm lên thành mạng xã hội lớn nhất Việt Nam trong giai đoạn 2003-2006, trước khi CafeF và F319 ra đời. 

Năm 2004, anh chính thức vào làm việc tại Báo SGGP English Edition và nhanh chóng có nhiều tác phẩm bằng tiếng Anh được xuất bản trên ấn bản chuyên biệt dành cho người nước ngoài này. Đến năm 2006, khi Báo SGGP khai sinh tờ báo đầu tiên và duy nhất của Việt Nam xuất bản vào buổi trưa, nhà báo Tường Châu nhanh chóng là một trong những người đầu tiên quản lý nội dung cho chuyên trang Chứng khoán hôm nay trên SGGP 12 Giờ.

Khi đó, TTCK mở cửa từ 9g-11g30 hàng ngày nhưng 12g thì mọi người dân đã có thể cầm đọc tờ báo giấy có nội dung bình luận cả phiên giao dịch là điều khó ai tưởng tượng được. Lúc Báo SGGP 12 Giờ buộc phải đóng cửa ấn bản vào ngày 11/7/2009 vì lý do kinh tế suy thoái, không đủ nguồn lực duy trì, anh có thời gian ngắn về làm Trưởng ban Kinh tế cho Báo Thị trường Giao dịch. 

Sau đó, anh trở lại VietStock đảm nhiệm vai trò Trưởng Nội dung (tương đương vai trò Tổng biên tập) trong giai đoạn VietStock chuyển mình từ một diễn đàn để trở thành Trang tin tức, cạnh tranh với đối thủ đáng gờm CafeF đang lớn mạnh. Chỉ 1 năm tại đây, anh đã đưa VietStock.vn nhanh chóng được giới tài chính thừa nhận là trang tin có nhiều nội dung hay, tin tức nóng, bài phân tích chất lượng và định hình VietStock trở thành chuyên trang về phân tích nhận định hàng đầu Việt Nam. 

Tường Châu trong Lễ ra mắt Báo SGGP Tiếng Anh.

Ảnh: Tường Châu (thứ 2 từ trái qua) trong Lễ ra mắt Báo SGGP Tiếng Anh.

Tường Châu (thứ 5 từ phải qua) trong lần chụp ảnh giao lưu cùng Ban Biên tập và Phóng viên Báo Thanh Niên Daily.

Ảnh: Tường Châu (đeo túi, thứ 5 từ phải qua) trong lần chụp ảnh giao lưu cùng Ban Biên tập và Phóng viên Báo Thanh Niên Daily.

Đam mê không ngớt và tài viết đa dạng 

Với nhiều đam mê trong sự nghiệp làm báo, anh rời VietStock năm 2011 để cùng với gia đình sáng lập ra chuyên trang Tin tức Việt (VietPress.vn) trực thuộc Hội Chống gian lận thương mại và Hỗ trợ người tiêu dùng TPHCM (AFCA). Là người sáng lập cũng như điều hành nội dung chính, anh đưa VietPress nổi tiếng trong những năm 2011-2013 với nhiều tin bài về Giá cả thị trường, Tiêu dùng, Bảo vệ người tiêu dùng, Giải trí.

Trong thời gian này, AFCA có hợp tác sản xuất nội dung và nhà báo Tường Châu tiếp tục có nhiều bài viết đăng Báo Người Lao Động trước khi lui về hậu trường để làm biên tập cho một số chuyên trang của Báo Một Thế Giới (2013), quản lý nội dung Báo Người Tiêu Dùng (2015) những ngày đầu ra đời. Anh được Báo Người Tiêu Dùng bổ nhiệm làm Trưởng ban Điện tử năm 2015 và kiêm nhiệm luôn vai trò Thư ký tòa soạn suốt 10 số báo đầu tiên do Cơ quan đại diện phía Nam của Báo xuất bản. 

Từ vài trò một người viết báo, anh từng bước trở thành Trưởng ban, Biên tập viên, Trưởng nội dung, Thư ký tòa soạn chỉ trong vòng chưa đến 10 năm tác nghiệp. Dưới tài quản lý và đào tạo của anh, rất nhiều cây bút sau này đả trở thành các nhà báo lớn, trưởng ban tại nhiều cơ quan báo chí khác. 

Nhà báo Tường Châu trong lần tham quan, kiểm tra nhà máy Sapporo tháng 9/2013.

Ảnh: Nhà báo Tường Châu trong lần tham quan, kiểm tra nhà máy Sapporo tháng 9/2013.

Trên chặng đường phát triển, nhà báo Tường Châu từ cây bút chuyên viết về Tài chính, Chứng khoán, Ngân hàng đã bước dần qua lĩnh vực Tiêu dùng, Đời sống, Giải trí. Anh không chỉ tập trung vào nghề viết lách, mà còn tham gia hướng nghiệp, đào tạo phóng viên cũng như mở rộng nhiều hoạt động Truyền thông, Cộng đồng.

Như trong giai đoạn 2011-2015, anh không chỉ làm báo mà còn đảm nhiệm vai trò Giám đốc Truyền thông cho Công ty CP Truyền thông Ngôi sao Thế giới (StarWorld) tham gia tổ chức nội dung, viết bài cho nhiều sự kiện giải trí như Hoa hậu Hoàn vũ, Người đẹp TPHCM. Năm 2013-2015, anh có thời gian làm Giám đốc Marketing cho công ty Netgame Asia, Active Gaming tổ chức nhiều sự kiện và đóng góp nhiều bài viết cho ngành Game ở giai đoạn phát triển thịnh hành.

Với nhiều đam mê trong ngành truyền thông - báo chí, anh quyết định thành lập công ty của riêng mình để dễ dàng hơn trong việc phát triển và chăm sóc cho nhiều dự án báo chí, truyền thông mà anh giữ vai trò chủ chốt. Công ty Tư vấn và Dịch vụ Quốc Gia (NTCServices) của anh ra đời và giúp anh bước tiếp chặng đường của một cây bút đa tài, giỏi cả về tài chính - công nghệ - truyền thông - quản lý.

Tiểu sử Tường Châu và một số bài báo tiêu biểu:

Nhà báo Tường Châu tên đầy đủ là Nguyễn Tường Châu, sinh năm 1982, bút danh thường dùng là Cát Trí. Anh sinh ra trong gia đình có truyền thống 3 đời làm báo, là con của nhà báo Anh Khuê (tên thật Nguyễn Văn Khuê), người nhận rất nhiều giải thưởng báo chí trong suốt 40 năm làm báo. Thừa kế kỹ năng của cha, anh có khả năng viết bài tự nhiên dù không qua bất cứ trường lớp nào đạo tạo về nghề báo. Với gia tài đồ sộ là hàng ngàn tin, bài, ảnh được đăng tải trên hàng chục cơ quan báo đài cả nước chỉ trong vòng hơn 10 năm viết báo, anh thực sự là một cây bút hàng đầu về năng suất và kỹ năng viết báo không giới hạn.

10 triệu USD và bài học mới trên thị trường tài chính trên Báo SGGP ngày 13/11/2006;

Stock Fever with Capitalized Value Up To Over US$430 Million trên SGGP News ngày 24/11/2006;

The First Automobile Company Listed trên SGGP News ngày 26/12/2006;

Thị trường chứng khoán Việt Nam 2006 : Nhiều dấu ấn để lại trên Báo SGGP ngày 9/1/2007;

Tôi đi đấu giá! trên Báo SGGP ngày 6/2/2007;

Sáng nay 8-8, chuyển Trung tâm GDCK TPHCM thành Sở GDCK trên Báo SGGP 12 Giờ ngày 8/8/2007;

Điện tử hóa công ty chứng khoán trên trang bìa Báo SGGP ngày 12/1/2009;

VietstockTrader ra mắt công chúng thành công trên VietStock ngày 17/4/2010;

PTKT giúp thu hẹp khoảng cách giữa phân tích và hành động trên VietStock ngày 15/5/2010;

Báo Người Tiêu Dùng ra mắt số cuối tuần mẫu mới trên Báo Người Tiêu Dùng ngày 16/3/2015;

 

Nguồn: NTCS