Những trường hợp Cảnh sát giao thông có quyền dừng xe kiểm tra kể cả khi người dân không vi phạm

Theo luật sư, trong một số trường hợp cụ thể, Cảnh sát giao thông có quyền dừng xe kiểm tra, kiểm soát kể cả khi người dân không vi phạm.

Các trường hợp cụ thể

Theo Luật sư Hà Thị Khuyên (Trưởng văn phòng luật sư Nhân Chính, Đoàn Luật sư TP Hà Nội), Điều 16 (Thông tư số 32/2023/TT-BCA) của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (Thông tư 32) nêu rõ:

Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội. Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

nhung-truong-hop-canh-sat-giao-thong-co-quyen-dung-xe-kiem-tra-ke-ca-khi-nguoi-dan-khong-vi-pham

Cảnh sát giao thông có quyền dừng xe kiểm tra, kiểm soát trong một số trường hợp. Ảnh minh họa

c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra. Văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống thiên tai, cháy nổ, phòng, chống dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.

Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu

Khoản 2, Điều 16 (Thông tư 32) quy định các yêu cầu khi Cảnh sát giao thông dừng, kiểm soát phương tiện.

a) An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông.

b) Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định.

nhung-truong-hop-canh-sat-giao-thong-co-quyen-dung-xe-kiem-tra-ke-ca-khi-nguoi-dan-khong-vi-pham

Luật sư Hà Thị Khuyên (Trưởng văn phòng luật sư Nhân Chính, Đoàn luật sư TP Hà Nội)

 

Người dân cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm soát của người thi hành công vụ sẽ bị xử lý thế nào?

Điều 21, Nghị định "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng chống bạo lực gia đình" của Chính phủ quy định:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

c) Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ.

b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ.

c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.

Theo GiaDinh