Sulfate trong mỹ phẩm: Bạn hay thù?

Gần đây, khi mỹ phẩm hữu cơ nổi lên như một làn sóng mới, hai chất hoạt động bề mặt Sodium Lauryth Sulfate (SLS) và Sodium Laureth Sulfate (SLES) đã bị xem như những “tội đồ”. Người ta cho rằng chúng gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì thực sự công nhiều hơn tội nên hai cái tên này xứng đáng có cơ hội được giải oan.

Sulfate trong mỹ phẩm: Bạn hay thù?

Kẻ lật đổ những thanh xà bông

Từ thời cổ đại cho tới đầu thế kỷ XX, xà bông vẫn giữ vai trò là “vua” tẩy rửa tại các nước phương Tây, đảm nhiệm mọi khâu làm sạch từ tắm gội, giặt giũ...

Khi thế chiến thứ nhất bùng nổ (1914 – 1919), ngành nông nghiệp bị đình trệ, nguồn chất béo tự nhiên vốn được dùng để làm xà bông như dầu thực vật, mỡ động vật trở nên khan hiếm kéo theo sự sa sút của ngành công nghiệp này.

Lượng cho phép của chất hoạt động bề mặt SLS và SLES trong mỹ phẩm là dưới 40mg/m3.  SLS và SLES vẫn có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm nếu dùng ở nồng độ 2 – 5%.

Lượng cho phép của chất hoạt động bề mặt SLS và SLES trong mỹ phẩm là dưới 40mg/m3.  SLS và SLES vẫn có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm nếu dùng ở nồng độ 2 – 5%. Do đó, hãy cân nhắc nếu chất hoạt động bề mặt xuất hiện trong khoảng năm thành phần đầu tiên của sản phẩm.

Do đó, hãy cân nhắc nếu chất hoạt động bề mặt xuất hiện trong khoảng năm thành phần đầu tiên của sản phẩm.

Bên cạnh khó khăn về nguyên liệu, người ta cũng nhận thấy xà bông có một số nhược điểm.

Ngoài việc tạo ít bọt gây tốn sản phẩm, chúng còn kém hiệu quả khi sử dụng với nguồn nước tự nhiên (nước giếng, sông…) chứa nhiều khoáng chất.

Quần áo giặt bằng xà bông vì thế thường nhanh bạc màu, sờn rách. 

Giới khoa học đã nghiên cứu các hóa chất thay thế xà bông.  Vào thập niên 1940, thành phần tẩy rửa từ hợp chất của muối sulfate ra đời tại Mỹ.

Bằng cơ chế hoạt động đối lập giữa hai đuôi kỵ nước và ưa nước trong một phân tử, bộ đôi SLS và SLES khi kết hợp với nước sẽ đánh bật được dầu mỡ và vết bẩn. 

Khả năng tạo bọt hiệu quả, giá thành rẻ, nguyên liệu dễ kiếm và tiết kiệm khiến SLS và SLES sớm chiếm lĩnh thị trường.

Chúng góp mặt trong nhiều loại hóa mỹ phẩm từ bột giặt, nước lau sàn cho đến kem đánh răng, sữa tắm và sữa rửa mặt.

Giờ đây, SLS và SLES đang hiện diện trong hơn 90% sản phẩm làm sạch khắp thế giới.

Sulfate trong mỹ phẩm: Bạn hay thù?

Sữa rửa mặt Clinique Liquid Facial Soap: Sữa rửa mặt dành cho da dầu. Giá: 600.000VND

Sulfate trong mỹ phẩm: Bạn hay thù?

Sữa tắm The Body Shop Moringa Shower Gel: Sữa tắm hương hoa chùm ngây thơm dịu, là một trong những dòng sữa tắm bán chạy nhất của The Body Shop tại Việt Nam. Giá: 165.000VND

“Giải oan” cho chất hoạt động bề mặt

Nhưng không ngờ, chính những ưu điểm từng giúp SLS và SLES lấn át xà bông ngày nào giờ đây lại là lý do khiến chúng lao đao với nhiều “thị phi”.

Rất nhiều người lên tiếng tẩy chay bộ đôi chất hoạt động bề mặt này, dù thực sự chúng không đáng ghét và độc hại như lời đồn.

Lời đồn vs sự thật

- Lời đồn: SLS và SLES là chất tẩy rửa mạnh nên sẽ ăn mòn lớp biểu bì, làm da khô, mỏng. Khi tiếp xúc với răng miệng, chúng phá hỏng men răng và gây ra viêm nứt lợi. Trong dầu gội, SLS và SLES làm tổn thương nang tóc khiến tóc khô, yếu và dễ gãy rụng.

Sự thật: Là thành phần làm sạch nên SLS và SLES luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ tách dầu/chất béo và các chất hữu cơ khỏi bề mặt tiếp xúc. Tuy nhiên, hàm lượng của chúng trong mỹ phẩm thường ở mức cho phép nên chỉ khi bạn sử dụng chúng với tần suất và tỷ lệ cao thì mới có thể ảnh hưởng không tốt đến da, tóc, niêm mạc.

- Lời đồn: Khi sử dụng lâu dài sản phẩm chứa SLS hay SLES, cơ thể sẽ tích tụ hóa chất, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến hormone, estrogen… gây nên các bệnh về tiền mãn kinh, triệu chứng giảm khả năng sinh sản và đặc biệt là có thể dẫn tới ung thư.

Sự thật: Một số sản phẩm có SLES, SLS chứa chất được cho là gây ung thư ở mức thấp như 1,4 – dioxane/dioxin. Tuy nhiên chưa nghiên cứu khoa học nào khẳng định chất hoạt động bề mặt là nguyên nhân gây ung thư. Ngoài ra, SLS được tạo thành từ gốc sulfate và acid lauric cũng là những thành phần tự nhiên trong cơ thể con người.

Sulfate trong mỹ phẩm: Bạn hay thù?

Dầu gội Davines Nourishing Shampoo: Không sử dụng sulfate mà thay bằng bột ngô và hợp chất than đá để làm sạch nhẹ nhàng, bảo vệ lớp dầu tự nhiên của da đầu. Giá: 295.000VND

  Sulfate trong mỹ phẩm: Bạn hay thù?

Dầu gội khô Moroccanoil Dry Shampoo: Công thức chứa bột gạo siêu mịn tan ngay lập tức khi được mát-xa vào da đầu. Sản phẩm nhanh chóng thẩm thấu và hút dầu dư thừa. 

Cách kiểm tra độ sulfate trong sản phẩm cao hay thấp

Xoa nhẹ bọt xà phòng dầu gội/sữa tắm/sữa rửa mặt… và nhỏ xuống sàn gạch có nước. Độ loang của nước càng lớn thì chứng tỏ độ tẩy càng mạnh, độ sulfate càng cao.

Theo dep