Tại sao bị ung thư phổi ngay cả khi không hút thuốc?

Trả lời câu hỏi này, các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng tất cả là do gen. Theo Rossijskaja gazeta, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra 6 gen chịu trách nhiệm về việc làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Nguy cơ này chủ yếu đánh vào những phụ nữ không hút thuốc.

Theo một công trình nghiên cứu của Viện ung thư Nhật Bản, những thay đổi nhỏ ở 6 gen liên quan đến phản ứng miễn dịch có ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển các khối u ác tính ở phổi do đột biến ở gen EGFR gây ra. Các nhà khoa học đã phân tích bộ gen của 3.173 bệnh nhân bị ung thư phổi và 15.158 người khỏe mạnh. Hóa ra, biến thể ở trong 1 trong số 6 gen có thể làm tăng 19-42% nguy cơ ung thư phổi. Nếu có đột biến gen nhiều thì nguy cơ ung thư phổi càng cao.

Trong khi đó theo The Times of India, các nhà khoa học Ấn Độ đã phân tích các dữ liệu theo dõi những bệnh nhân nam bị ung thư phổi đã điều trị ở 4 bệnh viện trong các năm 2012-2014. Kết quả gần 30% ở độ tuổi 45-60 và 90% trong số đó có gia đình. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư phổi rất phổ biến ở đàn ông. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy phần lớn bệnh nhân đều có hút thuốc.

Trung bình họ hút thuốc từ năm 16-20 tuổi và tiếp tục hút thuốc 15-20 năm sau. Một điều đáng tiếc là bệnh thường được phát hiện quá muộn, 60% người bệnh biết bệnh khi đã ở giai đoạn cuối, trung bình họ chỉ sống thêm được gần 12 tháng. Nhưng có một tin vui là các nhà nghiên cứu ở Đại học Pittsburgh phát hiện ra rằng chất chiết xuất từ cải xoong giúp bảo vệ những người hút thuốc khỏi ảnh hưởng của chất gây ung thư và làm giảm nguy cơ ung thư phổi.

Theo Vũ Trung Hương/motthegioi