TP HCM: 1 người tái dương tính Covid-19, phong tỏa 17 hộ, cách ly 52 người ở Tân Phú

 Trưa 20-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM cho hay liên quan 1 trường hợp tái dương tính Covid-19 tại quận Tân Phú, cơ quan chức năng đã phong tỏa tạm thời 17 hộ xung quanh nhà bệnh nhân và thực hiện cách ly, lấy mẫu xét nghiệm 52 người liên quan.

Trưa 20-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) phát thông báo vừa phát hiện một trường hợp tái dương tính với virus SARS-CoV-2.

Bệnh nhân là T.Đ.C. (nam, 27 tuổi, ngụ tại phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú). Trước đó, bệnh nhân này được xác định dương tính với SARS-CoV-2 tại Guinea Xích Đạo (châu Phi). Bệnh nhân về Việt Nam ngày 29-7 và được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Sau 3 lần xét nghiệm âm tính, người này kết thúc cách ly hôm 14-8 và trở về nơi cư trú, tự cách ly tại nhà ở đường Thoại Ngọc Hầu, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú. Kết quả xét nghiệm ngày 16 và 17-8, bệnh nhân đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, đến ngày 18-8, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này dương tính với virus SARS-CoV-2.

tp-hcm-1-nguoi-tai-duong-tinh-covid-19-phong-toa-17-ho-cach-ly-52-nguoi-o-tan-phu

Ca tái nhiễm Covid-19 vừa cách ly theo dõi tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi

Ngay sau khi có kết quả dương tính, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến Củ Chi để cách ly điều trị trong tình trạng sức khỏe bình thường, không sốt, không ho, không khó thở.

Hiện HCDC đã xác định được 2 người thuộc diện F1, 4 người F2. UBND phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú đã phong tỏa tạm thời 17 hộ xung quanh nhà bệnh nhân; thực hiện cách ly, lấy mẫu xét nghiệm 52 người liên quan.

Trung tâm Y tế quận Tân Phú đã điều tra lịch trình đi lại của bệnh nhân như sau: Lúc 14 giờ 30 ngày 14-8, bệnh nhân đi xe 7 chỗ từ Hà Nội ra sân bay Nội Bài, đi chung với 4 người của Công ty Tân Đại Lợi, có đeo khẩu trang, không nhớ biển số xe. Sau đó, bệnh nhân bay về TP HCM trên chuyến bay BN6007, ghế 21D.

Theo NLD

----

Xem thêm:

Bộ Y tế: Mức độ cảnh giác phải được nâng lên mức cao nhất trong phòng dịch

Dù chúng ta đã kiểm soát được tình hình dịch ở Đà Nẵng, Quảng Nam và một số địa phương, tuy nhiên Bộ Y tế nhận định dịch sẽ kéo dài, xuất hiện các ca bệnh, ổ dịch tại cộng đồng...

Tại cuộc họp giao ban về công tác phòng chống dịch COVID-19 với giám đốc Sở Y tế 63 tỉnh, thành chiều 19/8, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương phải đẩy mạnh tất cả các phương án ứng phó tình huống khi dịch xảy ra, nâng cao mức độ cảnh giác.

Các địa phương phải chuẩn bị cho tâm thế dịch sẽ kéo dài

Tại cuộc họp, Bộ Y tế nhận định tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Đà Nẵng, Quảng Nam đang được kiểm soát, số ca mắc giảm dần trong những ngày gần đây.

Tuy nhiên, các địa phương phải chuẩn bị cho tâm thế dịch sẽ kéo dài. "Chúng ta sẽ không có giờ phút nào bình yên từ nay đến khi có vaccine. Thậm chí khi có rồi, chúng ta phải tiêm được cho cộng đồng, cho người dân thì mới có thể an tâm hơn phần nào" - Quyền Bộ trưởng chia sẻ và nhấn mạnh: Phải xác định sẵn sàng có dịch.

bo-y-te-muc-do-canh-giac-phai-duoc-nang-len-muc-cao-nhat-trong-phong-dich

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc giao ban với Sở Y tế 63 tỉnh, thành chiều 19/8. Ảnh: Minh Trần

GS.TS Nguyễn Thanh Long nêu rõ lần này dịch diễn biến phức tạp, do đó phải nâng cao cảnh giác, có thể xuất hiện chùm ca bệnh, ca bệnh tại cộng đồng vì tốc độ lây lan của dịch lần này khá nhiều. Từng gia đình có thể trở thành ổ dịch, lần trước chỉ có khoảng 40 ổ dịch, lần này đã lan khoảng 150 ổ.

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định tới đây sẽ tiếp tục có mầm bệnh âm thầm lây lan trong cộng đồng, trong đó việc kiểm soát COVID- 19 tại các cơ sở y tế là "điều chúng ta cần để ý".

"Từ bài học của Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương, vấn đề đặt ra là các địa phương cần phải làm gì khi dịch bệnh xảy ra. Thực tế cho thấy nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong cách xử lý.

Đấy là lý do tại sao Bộ Y tế phải thường xuyên điều chuyên gia trung ương đến hỗ trợ các địa phương", Quyền Bộ trưởng nói. Vì vậy, các địa phương phải nâng mức cảnh giác ở mức cao nhất để phát hiện sớm và kịp thời cách ly, khoanh vùng, dập dịch để tránh dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Xem bài viết đầy đủ tại đây

----

Xem thêm:

+Vì sao bệnh nhân 994 ở Hà Nội lại âm tính ngay khi vừa công bố mắc COVID-19?

+Trung Quốc xả lũ trên sông Hồng nhưng không cho biết thông số cụ thể, nguy cơ lũ chồng lũ

+An Giang tăng cường kiểm soát "bệnh lạ" Chikungunya đang lây lan tại Campuchia

----