Vì sao thị trường khăn giấy ướt đang hỗn loạn?

Thị trường khăn giấy ướt những ngày qua đang hỗn loạn vì những thông tin thất thiệt...

Gần đây, người tiêu dùng vô cùng hoang mang trước thông tin tồn tại chất cấm trong các sản phẩm khăn ướt, khi Cục quản lý dược – Bộ Y tế công bố những thông tin liên quan. Tuy nhiên, lợi dụng những thông tin này, xuất hiện những tin đồn thất thiệt nhằm vào thương hiệu có tên tuổi.

  Vì sao thị trường khăn giấy ướt đang hỗn loạn?

Những thông tin thất thiệt ảnh hưởng đến các thương hiệu

Hãy là người tiêu dùng thông thái!

Sau khi công văn số 6577/QLD – MP được ban hành, người tiêu dùng vô cùng hoang mang trước những tin đồn thất thiệt về chất cấm trong mỹ phẩm – khăn giấy ướt.

Trong đó, các sản phẩm ngành mỹ phẩm – khăn giấy ướt như Jhonson’s Baby, Baby Care, Bobby, Agi, Fressi Care, Nuna... chiếm thị phần lớn trênthị trường mặt hàng này đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trước thông tin trên, hệ thống siêu thị Co.opmart cũng thể hiện quan điểm và đại diện của họ cũng cho biết, hiện nay, hệ thống siêu thị Co.opmart thống nhất với Công ty Việt Úc – nhà cung cấp nhãn hàng khăn giấy ướt Babycare, tạm thời ngưng kinh doanh mặt hàng này để rà soát theo những phản ánh.

Tuy nhiên, đứng trên cương vị là người tiêu dùng, chị Phạm Huyền (Hoàng Mai, Hà Nội) là một khách hàng khá thân thiết với hệ thống Co.opmart cho biết, sản phẩm Babycare là sản phẩm được khá nhiều bà mẹ yêu thích, luôn là lựa chọn số 1 vì giá thành hợp với chất lượng.

“Tôi và nhiều người bạn, mỗi khi có thông tin ảnh hưởng đến sức khỏe, đến con cái đều lập tức tìm hiểu ngay. Nhưng tôi hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm mà tôi lựa chọn. Trước thông tin về hóa chất bảo quản trong sản phẩm này, tôi có đôi chút lo lắng nhưng khi tìm hiểu rõ về hàm lượng, quy chuẩn của sản phẩm đều trong mức cho phép thì vẫn yên tâm sử dụng”.

Chị Huyền cho biết thêm, những thông tin như vậy rất dễ gây hiểu nhầm và người tiêu dùng hoang mang, tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu một chút về thông tin thì mọi bà mẹ đều yên tâm trước những tin đồn thất thiệt đó.

Theo khảo sát của phóng viên, hiện trên thị trường lợi dụng những thông tin đó, nhiều sản phẩm nhái, hoặc những doanh nghiệp tung ra các chiêu để trà trộn sản phẩm kém chất lượng làm người tiêu dùng hoang mang, mất phương hướng…

Tuy nhiên, hiện tại, những sản phẩm uy tín như Jhonson’s Baby, Baby Care, Bobby vẫn là lựa chọn hàng đầu. Chị Hoàn, chủ đại lý ở Ba Đình chia sẻ: “Tin đồn các sản phẩm khăn ướt có hóa chất cũng ảnh hưởng đôi chút đến doanh thu của chúng tôi, tuy nhiên, người tiêu dùng bây giờ đa phần là người thông thái, không thể đánh lừa, đánh đồng những sản phẩm kém chất lượng vào được. Vì thế, những thông tin thất thiệt nhanh chóng bị bỏ rơi, những sản phẩm có uy tín trên thị trường từ trước đến này vẫn là sản phẩm hút khách mà tôi bán vẫn yên tâm”.

PGS-TS.BS Lê Ngọc Diệp (Bộ Môn Da liễu - Đại Học Y Dược TP.HCM) khẳng định: “Không có sản phẩm nào không có chất bảo quản, chỉ là sử dụng chất gì và hàm lượng bao nhiêu. Đối với khăn giấy ướt kém chất lượng chứa paraben ít gây phản ứng liền trên da, nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, nhất là khả năng gây ung thư vú. Hiện nay, đã có quy định về lộ trình cấm 5 chất Paraben (chất để bảo quản) độc hại nhất, chỉ được lưu hành đến hết ngày 30/7/2015 theo quy định của Cục Quản lý Dược. Đáng nói, đây là những chất không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ được xác định qua kiểm nghiệm mà thôi. Hãy là người tiêu dùng thông thái để lựa chọn những sản phẩm tốt.”

Cục Quản lý dược lên tiếng

Theo công văn 6577/QLD - MP của Cục Quản lý Dược, hoạt chất Methylisothiazolinone (MIT) được dùng với nồng độ tối đa 0,01% trong các sản phẩm, mỹ phẩm (không thay đổi so với trước đây).

Công văn nêu rõ quy định cụ thể: 05 paraben (Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben) được bổ sung vào Annex II (các chất không được dùng trong mỹ phẩm). Thời hạn áp dụng quy định đối với 05 paraben nêu trên: Các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu có chứa các thành phần này chỉ được phép lưu hành trên thị trường đến hết ngày 30/7/2015.

   Vì sao thị trường khăn giấy ướt đang hỗn loạn?

Công văn của Cục Quản lý dược

Các chất bảo quản Methylisothiazolinone (MIT) và hỗn hợp Methylchlorothiazolinone với Methylisothiazolinone (MCT + MIT) (tham chiếu 39, 57 Annex V): Hỗn hợp MCT + MIT theo tỷ lệ 3:1 chỉ được sử dụng trong các sản phẩm rửa sạch (rinse-off products) với nồng độ không quá 0,0015%; Hỗn hợp MCT + MIT theo tỷ lệ 3:1 và có thêm MIT thì không được sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm. Các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được phép lưu thông trên thị trường đến hết ngày 30/4/2016.

  Vì sao thị trường khăn giấy ướt đang hỗn loạn?

BS Lê Ngọc Diệp (Bộ Môn Da liễu Đại Học Y Dược TP.HCM) khẳng định: “Không có sản phẩm nào không có chất bảo quản..."

Có âm mưu phá hoại?

Tuy nhiên, lợi dụng thông tin này, các bài viết thông tin không đầy đủ này được một số tài khoản mạng xã hội của những đối thủ cạnh tranh đăng tải lại một cách cố ý nhằm mục đích bóp nghẹt những thương hiệu lớn để hưởng lợi từ sự nhầm lẫn của người tiêu dùng...

    Vì sao thị trường khăn giấy ướt đang hỗn loạn?

Sản phẩm Babycare thật (trên) không có dòng chữ Made in PRC như sản phẩm giả (bên dưới)

Trao đổi với báo chí, đại diện của sản phẩm Babycare (Công ty CP Thương mại & Dịch vụ quốc tế Việt Úc) đã lên tiếng phản bác, khẳng định sản phẩm của doanh nghiệp không vi phạm các quy định của Bộ Y tế về chất cấm và chất hạn chế sử dụng trong mỹ phẩm.

Vị đại diện của công ty cũng đặt ra nghi ngờ rằng các trang mạng nói trên cố tình đăng thông tin không chính xác, không đầy đủ nhằm thực hiện âm mưu cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ nhằm phá hoại hoạt động kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp.

Điều này hoàn toàn có khả năng khi một khách hàng đã nhận được email của đại diện công ty Đ. H. có tên H. T. M. H, địa chỉ email: [email protected], số điện thoại cuối 046... với nội dung, cung cấp đường link các bài báo nói trên cùng với các file báo cáo về “chiến dịchtruyền thông theo CV6577 Cục Quản Lý Dược”, tổng hợp diễn tiến của quá trình đăng các bài viết nêu trên của các báo mạng, và ý kiến đánh giá về kết quả của giai đoạn của chiến dịch từ ngày 11/05/2015 đến 12/05/2015.

Qua tìm hiểu được biết, công ty Đ. H. là đơn vị đang kinh doanh các sản phẩm khăn ướt đang cạnh tranh trên thị trường với Babycare, Jonhson… mang nhãn hiệu Mama và dầu tắm gội trẻ em nature...

Liệu đây có phải doanh nghiệp đang lợi dụng nội dung của công văn 6577 của Cục Quản lý Dược để thực hiện chiến dịch truyền thông nhằm gây rối hoạt động của các doanh nghiệp đối thủ?

Theo Tuấn Mạnh (Người đưa tin)