Nam sinh bị thầy giáo phạt 'thụt dầu' 200 cái vì tội nói chuyện riêng bất ngờ nguy kịch vì mắc bệnh này

Trước giờ tập thể dục, nam sinh bị thầy giáo bắt "thụt dầu" 200 cái để trừng phạt lỗi nói chuyện riêng bất ngờ lâm vào tình trạng nguy kịch do bị tiêu cơ vân.​

Động tác "thụt dầu" lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc với tốc độ nhanh thì gây ra hai hiệu ứng trên hai chức năng khác nhau. Đó là chức năng thăng bằng của ốc tai và chức năng tuần hoàn.

Lấy một ví dụ đơn giản là chúng ta thử một động tác quay vòng tròn xung quanh mình, chỉ chừng vài vòng đến mười vòng, chúng ta sẽ thấy mọi vật đều quay, sau đó không giữ được thăng bằng nữa và ngã nhào. Trường hợp với động tác thụt dầu cũng tương tự như vậy, mà lần này là hiệu ứng chuyển động theo chiều thẳng đứng.

Động tác đứng lên ngồi xuống liên tục còn ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn. Thông thường gây nên tình trạng tụt huyết áp do tư thế. Trong trường hợp này triệu chứng xuất hiện sớm và nhẹ thường là chóng mặt, nhìn hoa mắt, nhìn thấy vàng trước mắt, nổ đom đóm mắt, nặng hơn là ngất. Như vậy chúng ta có thể tạm kết luận rằng động tác thụt dầu có thể gây ra tổn thương thực thể là rối loạn tiền đình và tụt huyết áp do tư thế.

Vì mải nói chuyện riêng trong lớp, cậu bé họ Lưu, 14 tuổi (Trung Quốc) đã bị thầy giáo phạt "thụt dầu" 200 cái trên lớp. "Thụt dầu" là động tác dùng hai tay bắt chéo qua ngực nắm vào hai dái tai bên đối diện, đứng lên ngồi xuống...

Mặc dù cảm thấy thấy mệt, nhưng trong giờ thể dục, cậu bé vẫn phải hoàn thành bài chạy bộ như các bạn khác mặc dù chân của mình đang rất đau.

Về nhà, Lưu bắt đầu bị mất cảm giác một bên chân. Thấy tình trạng của con ngày càng xấu đi, mẹ cậu bé vội đưa con tới Bệnh viện Nhân dân Ninh Hương khám. Tại đây, các bác sỹ kết luận Lưu bị mắc chứng tiêu cơ vân và tổn thương gan.

Đáng ngại là sau ba ngày nằm viện, tình trạng của nam sinh ngày càng nặng. Theo chẩn đoán, nam sinh mắc bệnh tiêu cơ vân do mô cơ bị tổn thương quá mức. Hiện bệnh nhân đang được lọc máu nhiều lần, sức khỏe đã dần cải thiện.

Theo các bác sĩ, tiêu cơ vân là bệnh lý nghiêm trọng có thể gây tử vong hoặc dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Tình trạng này thường xảy ra khi mô cơ bị tổn thương quá mức, có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.

nam-sinh-bi-thay-giao-phat-039-thut-dau039-200-cai-vi-toi-noi-chuyen-rieng-bat-ngo-nguy-kich-vi-mac-benh-nay

Ảnh minh họa

Bệnh tiêu cơ vân là bệnh gì?

Tiêu cơ vân là tổn thương phá hủy các tế bào cơ vân, giải phóng các chất là thành phần của tế bào cơ vân vào trong máu như myoglobin, phospho. Bệnh tiêu cơ vân nặng có thể gây suy thận cấp, toan chuyển hóa, tăng kali, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể tử vong.

Bệnh tiêu cơ vân cần phân biệt với một số bệnh

Nhồi máu cơ tim cấp, bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũng tăng CK, myoglobin máu tăng, nhưng có thể phân biệt nhờ việc hỏi tiền sử bệnh, tính chất đau ngực, xét nghiệm men troponin T tăng, điện tim có biến đổi.

Đái máu hoặc hemoglobin niệu do tan máu: bệnh nhân đái máu có thể có sốt, tiểu buốt, tiểu dắt, xét nghiệm có hồng cầu trong nước tiểu. Bệnh nhân sốt, vàng da, vàng mắt, xét nghiệm có thể thấy triệu chứng của tan máu như có mảnh vỡ hồng cầu trong máu.

Bệnh lý viêm da cơ: khác với tiêu cơ vân, viêm da cơ là bệnh lý mạn tính, trên lâm sàng, bệnh nhân có thể có đau cơ, yếu cơ, thường yếu cơ gốc chi, diễn biến từ vài tuần đến vài tháng...

Ai có thể mắc bệnh tiêu cơ vân

Trước đây, tình trạng tiêu cơ vân được Bywater và Beal mô tả ở bệnh nhân bị bom vùi với tên gọi là “hội chứng vùi lấp”. Nhưng sau này, người ta nhận thấy có nhiều bệnh nhân bị tiêu cơ vân không do hội chứng vùi lấp. Hiện nay, tiêu cơ vân gặp cả ở những bệnh nhân nội khoa và ngoại khoa.

Tiêu cơ vân có thể gặp: do chấn thương hoặc chèn ép trong hội chứng vùi lấp sập hầm, sập nhà, ngã va đập từ độ cao, chèn ép do chấn thương dưới sức ép cao; do bệnh nhân phải nằm bất động kéo dài trong trạng thái hôn mê, an thần gây ngủ chủ động, đặc biệt dễ xảy ra với các bệnh nhân béo phì; do gắng sức quá mức trong tình trạng co giật, rung giật cơ do lạnh, ngộ độc, sảng rượu, tăng thân nhiệt ác tính, say nóng, say nắng...; nghiện rượu; do dùng thuốc như nhóm statin và fibrat, ong đốt, nhiễm khuẩn...

nam-sinh-bi-thay-giao-phat-039-thut-dau039-200-cai-vi-toi-noi-chuyen-rieng-bat-ngo-nguy-kich-vi-mac-benh-nay

Ảnh minh họa

2 dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiêu cơ vân

Trường hợp tiêu cơ vân do chấn thương: sau khi bị chấn thương, bệnh nhân thấy sưng nề, phù cứng, giảm vận động vùng cơ bị tổn thương.

Trường hợp không do chấn thương: quá trình tiêu cơ vân có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên, trong trường hợp điển hình có tam chứng: đau cơ, yếu cơ và nước tiểu có màu đỏ sẫm. Sở dĩ nước tiểu có màu đỏ là do chất myoglobin được giải phóng từ cơ bị tiêu, sau đó bị giáng hóa bài tiết vào nước tiểu làm cho nước tiểu có màu đỏ hoặc màu coca. Ngoài ra, còn có các triệu chứng của nguyên nhân gây ra tiêu cơ vân.

Mắc bệnh tiêu cơ vân mất bao lâu để hồi phục?

Nếu bệnh nhân thuộc nhóm 65 - 85% không bị tổn thương thận, họ sẽ hồi phục dần nhưng vẫn còn yếu cơ kéo dài trong nhiều tuần sau đó. Nếu thận bị tổn thương và cần lọc máu, cần trao đổi với bác sĩ về quá trình hồi phục lâu dài.

Cố gắng không áp dụng thói quen tập thể dục điên cuồng gây mạo hiểm đến sức khỏe của bản thân. Mỗi người cần biết giới hạn của chính mình và ngưng tập khi cơ bắp bắt đầu căng quá mức. Tuy bỏ cuộc sớm nhưng ít nhất bạn sẽ không hủy hoại thận và thậm chí mất mạng nếu như phát bệnh.

Nếu bạn biết mình đã cố gắng quá sức và đang có các triệu chứng của bệnh tiêu cơ vân, hãy đi cấp cứu ngay lập tức.

Làm thế nào để ngăn ngừa tiêu cơ vân?

Mức độ tổn thương cơ tỷ lệ nghịch với sức khỏe tim mạch và sức chịu đựng của cơ bắp theo từng cá nhân. Khi nhận thức được những rủi ro khi tập thể dục cường độ cao, bạn có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tiêu cơ vân có liên quan tới thể dục bằng cách:

- Khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào, đặc biệt là một bài mới, hãy thực hiện từ từ và nghỉ ngơi khi cơ thể có dấu hiệu quá tải. Đừng quá thúc ép bản thân.

- Uống đủ nước và tránh làm cơ thể quá nóng. Nếu bạn đang tập thể dục ngoài nắng thì hãy nghỉ ngơi trong bóng râm.

Theo GiaDinh